YẾN HỘI VÀ PHAEDRUS - Trang 193

nhân vốn tốt bụng và đàng hoàng.

*

[274a] Bởi thế, dù đường đi có dài cũng

đừng ngạc nhiên; chúng ta phải đi nhiều lần vì mục đích quan trọng, chứ
không phải vì điều ông nghĩ. Tuy nhiên, như lập luận của chúng tôi khẳng
định, chỉ cần đó đúng là điều ta mong muốn, thì ta sẽ có được kết quả tốt
đẹp nhất”.

Phaedrus. Điều ngài vừa nói nghe sao thú vị… ước gì có thể thực

hiện!

Socrates. Trên đường đi tới mục đích tốt đẹp [b] bất kể phải kinh qua

thế nào việc đi tự nó cũng là tốt đẹp.

Phaedrus. Đương nhiên.

Socrates. A, nói vậy xem ra đã đủ đối với nghệ thuật nói năng có nghệ

thuật và phi nghệ thuật.

Phaedrus. Đúng vậy.

Socrates. Điều chưa nói là tính cách đúng đắn và không đúng đắn liên

hệ tới viết lách. Nét vẻ nào làm cho sáng tác tốt đẹp, nét vẻ nào khiến sáng
tác không tốt đẹp. Đúng không?

Ý này có lẽ ám chỉ Antisthenes (444 - 365 TCN), dường như ông đã nói:
“Nếu muốn sống với thần linh, hãy học triết lý; nếu muốn sống với con
người, hãy học hùng biện”. Sáng lập phái khuyển nho, là học trò Socrates,
ông chủ trương hạnh phúc đến từ đức độ, đức độ xuất phát từ hiểu biết.

Phaedrus. Thưa đúng.

Socrates. Thế quý hữu có biết, về diễn từ, phải làm hay nói thế nào để

làm vừa lòng thần linh tối đa không?

Phaedrus. Tôi không biết gì. Ngài thì sao?

Socrates. Tôi [c] có thể kể ra đôi điều tôi đã nghe cổ nhân nói, mặc dù

thực hư thì chỉ có cổ nhân mới biết. Dẫu vậy, nếu tự mình khám phá sự
thật, chúng ta có nên bận tâm điều người khác suy nghĩ không?

*

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.