Phaedrus. Câu hỏi tức cười! Dù sao cứ cho tôi hay những gì ngài đã
nghe được.
Socrates, Ờ, đây là điều bản nhân đã nghe. Trong số thần linh cổ kính
thuộc Ai Cập, có một vị mà biểu tượng thiêng liêng là cò
. Tên vị ấy là Theuth. [d] Ngài là thần linh đầu tiên khám phá ra con
số, cách tính, hình học, thiên văn, cũng như trò chơi xúc xắc, và nhất là chữ
viết
. Đức vua trị vì toàn Ai Cập lúc bấy giờ là Thamus
. Ngài sống ở
thành quốc rộng lớn mạn thượng mà người Hy Lạp gọi là thành Thebes của
Ai Cập, cũng như gọi vua Thamus là Ammon
. Theuth tới cầu kiến đức
vua, trình bày nghệ thuật của mình để ngài ngự lãm, sau đó cầu xin ngài ra
lệnh truyền bá cho toàn dân Ai Cập cùng hay. Thamus hỏi Theuth về lợi ích
của mỗi nghệ thuật, trong khi Theuth giải thích, [e] Thamus ca ngợi bất kỳ
cái gì ngài cho là đúng, đồng thời phê bình bất kỳ cái gì ngài cho là sai.
Chỗ này nguyên tác có vẻ tối nghĩa. Có lẽ Socrates muốn nói chỉ có cổ
nhân biết chuyện ông sắp kể có đúng không. Từ đây xuống dưới ông xoáy
mạnh vào vấn đề sự thật tổng quát, và khẳng định nếu có thể tự mình khám
phá thế nào là thực về tính cách đúng đắn trong sáng tác thì chúng ta không
cần dựa vào chuyện người khác kể. Lập luận tiếp theo truyện Theuth mà
ông kể phần nào do áp lực của Phaedrus là cố gắng xác định sự thật một
cách độc lập. Dẫn nhập huyền thoại Theuth là ví dụ.
Thuộc địa thương mại của Hy Lạp ở Ai Cập. Chuyện tiếp theo có lẽ do
Platon sáng tạo, trong đó ông dựng lại yếu tố rút ra từ huyền thoại Ai Cập
và Hy Lạp. Có lẽ chuyện diễn ra ở Ai Cập, vì đối với Hy Lạp người Ai Cập
có lịch sử lâu dài, họ cố gắng duy trì ký ức quá khứ.
Chuyện kể là Thamus nói với Theuth rất nhiều, vừa bênh vừa chống
từng nghệ thuật, mà nếu nhắc lại chi tiết thì rất dài dòng. Tuy nhiên, khi kể
tới chữ viết, Theuth thốt lên: “Hỡi đức Vua, đây là thứ mà nếu học được sẽ
khiến người Ai Cập trở nên hiểu biết và tăng cường trí nhớ gấp bội. Thần
vừa khám phá ra phương thuốc diệu kỳ
cho trí nhớ và hiểu biết”. Dẫu thế,
vua Thamus phán: “Ồ, Theuth, bậc thầy vĩ đại của nghệ thuật, người mặt