đá, miễn nó nói sự thật, [c] Đối với quý hữu điều cần biết là người nói là ai,
từ đâu tới chứ không bận tâm điều đó có đúng sự thật hay không.
Phaedrus. Ngài quở trách như thế kể cũng đúng. Về vấn đề chữ viết,
tôi đồng ý với quân vương Thebes.
Socrates. Ờ, thế thì, người nghĩ để lại hậu thế nguyên tắc nghệ thuật
qua hình thức chữ viết cũng như người tiếp nhận nguyên tắc đó, nghĩ chữ
viết có thể đưa tới kết quả rõ ràng hay chắc chắn là người cực kỳ ngây thơ
và thực sự ngu dốt đối với nhận định tiên đoán của Ammon. Bằng không,
làm sao họ có thể nghĩ [d] diễn từ viết thành bài văn không chỉ là phương
tiện nhắc nhở người đã biết chữ viết là thế nào mà còn hơn thế nữa?
Mạn tây bắc Hy Lạp. [Xem Homer, odyssey, Omega Plus Books, 2018, các
tr. 426-27.]
Phaedrus. Đúng quá.
Socrates. Phaedrus, quý hữu biết đấy, sáng tác văn chương có đặc tính
kỳ lạ, đặc tính đó tương tự đặc tính hội họa. Con cái hội họa đứng đó như
thể đang sống, nếu ai đó hỏi chúng điều gì, chúng sẽ giữ im lặng, lễ phép
và trân trọng hết sức. Sự thể tương tự với diễn từ. Quý hữu nghĩ chúng sẽ
nói như thể chúng hiểu biết, trái lại nếu quỹ hữu hỏi điều đã nói vì muốn
biết thêm, chúng luôn luôn và tiếp tục nói điều tương tự. Một khi được viết
ra, [e] diễn từ nào cũng bay khắp muôn nơi, không phân biệt, không kỳ thị,
đến cả với người am tường lẫn người không dính dáng. Diễn từ không thể
phân biệt với ai thì phải nói, với ai thì không nên nói. Khi bị đối đãi tồi tệ
và cư xử tàn nhẫn, diễn từ luôn cần cha đẻ của nó ra tay, vì một mình không
thể tự trợ giúp và bảo vệ bản thân.
Phaedrus. Cái đó cũng đúng quá.
Socrates. Hãy cho tôi hay, [276a] chúng ta có thể nhận định về diễn từ
khác không, như đứa em chính thức của diễn từ này? Chúng ta có thể nói
nó xuất hiện như thế nào và từ khi nó sinh ra về khả năng khá hơn, mạnh
hơn diễn từ này ra sao?