YẾN HỘI VÀ PHAEDRUS - Trang 21

hữu thường nóng giận, cáu kỉnh với chính mình và mọi người, trừ Socrates,
dĩ nhiên.

Apollodorus. Ôi, quý hữu quý mến nhất đời, [e] có thực nếu nhìn bản

thân và quý hữu theo ánh mắt như thế là tôi hóa điên, phát khùng không?

Quý hữu. Chẳng cần tranh luận chuyện đó bây giờ, Apollodorus. Vui

lòng làm như tôi yêu cầu, cho tôi hay câu chuyện đã diễn ra như thế nào.

Apollodorus. Vâng, đại khái thế này, song nếu làm như Aristodemus,

tôi kể từ đầu [174a] có lẽ hay hơn.

Aristodemus kể mình gặp Socrates vừa tắm xong và chân đi dép, một

điều hiếm thấy

*

. Anh ấy hỏi tiên sinh sắp đi đâu sao mà trông chải chuốt

thế.

Chứng tỏ ông sống giản dị, khắc khổ, như Alcibiades nhấn mạnh (219e-
220b).

Socrates đáp: “Dùng cơm chiều ở nhà Agathon. Hôm qua vì ngại đám

đông nên ta không tới dự tiệc vui ăn mừng thắng lợi; song ta hứa tham dự
bữa nay. Đó là lý do ta ăn vận lịch sự, để trông ra vẻ bảnh bao khi tới nhà
một người xinh đẹp. Còn anh thì sao? Anh nghĩ thế nào nếu đi cùng ta dù
không được mời?” [b]

“Con sẽ làm như ngài nói,” Aristodemus trả lời.

Socrates nói tiếp: “Vậy đi theo ta, để bọn mình đủ sức chứng minh câu

cách ngôn [‘Dù không được mời, người tử tế vẫn đến dự bữa tiệc của kẻ
kém cỏi’] là sai bét, biến nó thành ‘Dù không được mời, người tử tế vẫn
đến dự tiệc ở nhà người tốt bụng, giỏi giang’

*

. Xem ra, không những chỉ

chứng minh không đúng mà Homer còn tiến tới chỗ coi thường, xem nhẹ
câu cách ngôn. Trong Iliad, Homer mô tả Agamemnon như một chiến binh
đặc biệt kiên cường còn Menelaos là ‘tay thương yếu ớt’. [c] Khi làm lễ tế
sinh và tổ chức tiệc mừng, Homer để Menelaos, kẻ kém cỏi và không được
mời, đến dự tiệc ở nhà người tài ba

*

”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.