YẾN HỘI VÀ PHAEDRUS - Trang 22

Câu cách ngôn được dịch ra tiếng Anh là: “Good men go uninvited to good
men’s banquets”. Ở đây, Socrates chơi chữ với tên của Agathon, vì tiếng
Hy Lạp người tốt bụng, giỏi giang là “agathôn”.

Xem Homer, Iliad, [Omega Plus Books, 2018, các tr. 141, 573].

Nghe thế, Aristodemus bèn đáp: “Nhưng con sợ mình không như ngài

nói mà trái lại, như Homer miêu tả, con là kẻ kém cỏi, tầm thường, không
được mời mà vác mặt tới dự tiệc ở nhà người khôn khéo. Nếu mang con đi
theo, xin ngài nghĩ cách bào chữa, vì con sẽ không thừa nhận mình không
được mời mà tới, con sẽ nói ngài với con đi cùng”. [d]

“Vậy khi cùng cất bước, người này đi trước người kia theo sau; chúng

ta nghĩ cách sẽ nói thế nào. Thôi lên đường!”

*

Dẫn ý từ Homer, Iliad, [Omega Plus Books, 2018, tr. 357].

Aristodemus kể, nói với nhau như thế xong xuôi thì họ đi. Nhưng do

tâm trí cứ mải mê suy ngẫm riêng tư, Socrates tụt lại lẵng đẵng đằng sau
trong khi hai người rảo gót cách nhau khá xa nhau. Lúc Aristodemus dừng
lại, Socrates bảo anh ấy cứ đi đi. [e] Tới nhà Agathon, Aristodemus thấy
cửa mở toang và bản thân rơi vào tình trạng khó xử. Một nô lệ trong nhà
hối hả chạy ra dẫn anh ấy vào phòng, bên trong có mấy thực khách đang
ngả lưng trên ghế dài và sắp sửa dùng bữa. Vừa nom thấy Aristodemus,
Agathon cất tiếng: “Aristodemus! Quý hữu đến thật đúng lúc! Phải dùng
bữa với chúng tôi. Nếu tới vì lý do khác, xin để hạ hồi phân giải. Hôm qua
cố kiếm để mời song tôi không thấy quý hữu đâu. Nhưng sao quý hữu
không dẫn Socrates đi cùng?”

Aristodemus tiếp lời: “Lúc quay lại nhìn tôi không thấy Socrates đâu.

Nhưng tôi khẳng định tôi đi cùng tiên sinh, vì tôi đến dự tiệc là do tiên sinh
có nhã ý mời”.

“Tôi mừng khôn xiết vì quý hữu quá bộ lại chơi,” Agathon nói,

“nhưng Socrates đâu hở?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.