YẾN HỘI VÀ PHAEDRUS - Trang 23

“Socrates [175a] theo sau tôi một lúc. Tôi tự hỏi không rõ bây giờ

người ở đâu.”

Agathon quát: “Nô lệ đâu, mau mau đi tìm và dẫn Socrates về đây.

Còn Aristodemus, xin quý hữu ngả lưng chung với Eryximachus trên ghế
dài”.

Aristodemus được một nô lệ mang nước lau tay, rửa chân cho rồi ngả

lưng trên ghế. Nô lệ khác bước tới cất lời: “Thưa, Socrates tới rồi. Tiên sinh
đang đứng trong cổng nhà hàng xóm, cứ đứng đó mà không chịu đi theo dù
con hết lời nài nỉ”.

Agathon thốt lên: “Lạ thật, lại ra mời người vào đi, nhất định phải mời

bằng được, đừng để tiên sinh đứng một mình”.

“Chớ! Để mặc Socrates đi!” [b] Aristodemus nói, “Tiên sinh vẫn có

thói quen như thế. Có khi người bỏ đi, có khi đứng yên tại chỗ vừa tới

*

.

Tôi dám chắc rồi người sẽ đến. Cứ để tiên sinh như thế, đừng quấy rầy ông
ấy”.

Thói quen của Socrates (220c-d). Có người cho rằng đó là thói quen biện
chứng liên tục (194c-e, 199b-201c); có lẽ suy nghĩ riêng tư như thế là biện
chứng nội tâm thật. Tác phong ấy chứng tỏ Socrates không quan tâm tới
quy ước xã hội, tương phản với thái độ say sưa theo kiểu triết học truy tìm
sự thật.

“A, nếu quý hữu cho hay như vậy, chúng tôi đương nhiên phải làm

theo.” Nói rồi Agathon quay sang đám nô lệ phân phó: “Nô lệ đâu, hãy
mang thức ăn mời mọi người. Các ngươi thường lo việc theo cung cách ưa
thích khi không ai cai quản, trông chừng, mà ta thì không bao giờ làm vậy.
Bữa nay, cứ tưởng tượng các ngươi là chủ nhà mời khách quý và ta tới dự
bữa. Hãy phục vụ làm sao để chiếm được cảm tình khiến mọi người khen
ngợi”

*

, [c]

Chỗ này và đoạn 174e, Agathon là chủ nhân hết sức dịu dàng và ân cần; nói
vậy là hàm ý nô lệ trong nhà đều nhanh nhảu, ngoan ngoãn nên không cần
theo dõi, sai bảo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.