“Socrates, ngài lại đang quá lời, chế giễu tôi rồi
. Chúng ta sẽ bàn
chuyện so tài kiến thức sau, Dionysus sẽ là trọng tài phân xử
. Nhưng bây
giờ, trước hết xin ngài để tâm tới bữa ăn.”
Nguyên văn: “hubris”. Platon dùng từ này để chỉ tính tình và tác phong của
Socrates xuyên suốt đối thoại, còn xuất hiện ở các đoạn 174b, 181c, 188a,
190c-d, 215b, 219c, 221c và 222a.
Nắm ngay giọng điệu châm chọc của Socrates, Agathon buộc tội ông “khi
thị” hoặc “vũ phu”. Dường như Agathon ám chỉ Dionysus là thần Rượu
Nho, cũng là quan khách bảo hộ Yến hội; có lẽ Agathon cũng nghĩ tới địa
vị của Dionysus trong vai trò bảo trợ lễ hội kịch nghệ mà Agathon vừa đạt
vinh dự.
Socrates ngả lưng xuống ghế [176a] và bắt đầu ăn với mọi người. Lát
sau, thực khách rảy rượu xuống đất làm lễ, cất tiếng ca ngợi thần linh, thực
hiện nghi thức quen thuộc rồi cùng nhau uống rượu. Mở màn khởi xướng là
Pausanias, đại khái thế này: “Thưa các quý hữu, chúng ta phải làm thế nào
để uống mà không có vấn đề? Về sự kiện liên quan tới bản thân, xin thú
thật, hôm qua tôi rơi vào tình trạng khủng khiếp, tôi không cảm thấy tỉnh
táo sau khi cụng ly chung vui cùng quý hữu, và cũng xin thú thật tôi cần
ngừng giây lát. Vả lại, tôi thầm nghĩ phần lớn quý hữu cũng rơi vào trường
hợp tương tự, [b] vì tham dự hôm qua. Vậy các quý hữu có biết làm thế nào
có thể uống mà không gặp vấn đề gì?”
Trong yến ẩm cũng như sinh hoạt tập thể, theo đúng nghi thức, tửu khách
thường đồng ý về dung lượng và nồng độ rượu sẽ uống.
Aristophanes góp ý: “Pausanias, quý hữu nói chí phải, hãy giảm tối
thiểu yêu cầu, chúng ta nên chuẩn bị mọi mặt để tránh có vấn đề khi cạn ly.
Vì tôi cũng là một trong mấy người say bí tỉ hôm qua”.
Tiếp theo, Eryximachus con trai Acumenus nói: “Tôi đồng ý với cả
hai. Song còn một người nữa tôi cần nghe ý kiến, để xem người đó có khả
năng gánh chịu tửu lượng thế nào. Người đó là Agathon”.
“Tôi thấy mình không có khả năng,” Agathon đáp.