nhiều đối thoại khác. Diễn từ của Agathon phản ánh và nhái lại bút pháp
của ông.
Chơi chữ “đầu Gorgias” (Gorginian, biện sư) với “đầu Gorgon”
(Gorgonian, quái vật). Agathon nhái cách viết được công nhân là tột bậc
mãnh liệt của Gorgias (485 - 380 TCN), biện sư lừng danh. Theo huyền
thoại, nếu thấy đầu Gorgon Medusa, người nhìn sẽ bị hóa đá. [Xem Homer,
Odyssêy, Omega Plus Books, 2018, tr. 366.]
Các nhà chú giải cho rằng đây là câu nói nổi tiếng của kịch gia Euripides
trong Hippolytus 612. Lời và ý thực ra là: “Cái lưỡi thề, nhưng trái tim
không thề”.
Phaedrus và mấy người giục Socrates phát biểu theo bất kỳ cách nào
mà người nghĩ là tuyệt nhất.
Socrates tiếp lời: “Nếu thế thì, Phaedrus, cho phép tôi hỏi Agathon vài
câu ngắn gọn, nếu hai bên đồng tình với nhau thì tôi sẽ phát biểu”.
Phaedrus đáp: “Tán thành, xin cứ tự nhiên”. [c]
Sau đó, Socrates bắt đầu diễn từ đại khái như sau:
“Agathon quý mến, tôi thấy quý hữu mở đầu diễn từ rất cừ khi nói
trước hết chúng ta phải miêu tả bản chất, sau đó mới đề cập thành quả của
Erôs. Tôi tán dương cao độ cách khởi sự như thế. Vậy, vì đã giải thích bản
chất của Erôs về mặt khác khá ngoạn mục và hoành tráng, xin hỏi quý hữu
thêm về Erôs.
[d] Có phải bản chất tình yêu là yêu ai, yêu cái gì, hay
không yêu ai, không yêu cái gì?
Tôi không hỏi Erôs liệu có phải là con
của ai đó, bởi quả là nực cười nếu đặt câu hỏi Erôs là Erôs có cha hay có
mẹ không.
Nhưng giả dụ, nếu hỏi về người cha thì tôi sẽ hỏi người cha ấy
có phải là cha của người nào hay không? Nếu muốn trả lời chính xác, chắc
hẳn quý hữu sẽ nói, người cha là cha của một cậu con trai hoặc một cô con
gái, đúng không?”
Đoạn 199d-201c tiêu biểu cho đối thoại kiểu Socrates: dùng câu hỏi trực
tiếp để đối phương nhận ra ý kiến của mình là bất nhất, để rồi từ bỏ ý kiến