YẾN HỘI VÀ PHAEDRUS - Trang 64

đã đưa ra. Lý luận tập trung vào nghĩa của từ erôs (ham muốn) chứ không
phải “tình yêu” giữa hai người theo nghĩa thông thường.

Chỗ này vì viết thường không viết hoa nên người sau không biết “erôs” là
danh từ chung (tình yêu) hay danh từ riêng (Erôs, thần Tình Yêu), sử dụng
thuộc cách (génitif) sau “einai” chỉ sở hữu hay liên hệ, có thể là giống đực,
giống cái hay giống trung (neutre), vĩ tố trở nên mơ hồ. Bởi thế có thể hiểu
câu hỏi của ông theo hai nghĩa: cần biết có phải tình yêu là yêu ai hay
không yêu ai, yêu cái gì hay không yêu cái gì; hay cần biết Erôs là con của
ai hay không phải con ai.

Nguyên văn: “ei érôs estin érôs mêtros hê patrôs”. Ở đây không chắc chắn
“erôs” là danh từ chung hay danh từ riêng nên có thể dịch: “câu hỏi tình
yêu là của người mẹ hay người cha” hoặc “câu hỏi Erôs có cha hay có mẹ”.

Agathon đáp: “Đương nhiên”.

“Sự thể có tương tự với người mẹ không?”

Agathon cũng đồng ý.

Socrates nói: “Vậy thì, xin trả lời thêm vài câu nữa, [e] quý hữu sẽ

hiểu tôi định nói gì. Giả dụ tôi hỏi rằng có phải một người anh, chừng nào
còn là người anh, là anh của một người nào đó?”

Agathon trả lời đúng thế.

“Nghĩa là anh của một người em trai hoặc em gái?”

Agathon gật đầu.

Socrates nói tiếp: “Bây giờ hãy nói cho tôi hay về Erôs. Có phải Erôs

là yêu hay là không yêu cái gì?”

“Yêu cái gì, dĩ nhiên!” [200a]

“Đây là điểm phải nhớ cho kỹ, và nhớ thế nào là tình yêu. Hãy cho tôi

biết: Erôs có thèm muốn cái gọi là tình yêu hay không?”

Agathon đáp: “Chắc chắn rồi”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.