mình và mình sẽ có trong tương lai”.
“Đúng thế,” Agathon đáp.
[e] “Vậy trường hợp này và trường hợp khác muốn là muốn cái chưa
đến với mình và mình chưa thực sự có. Muốn và yêu là nhắm cái mình
không có, cái không ở ngay tầm tay, và cái mình cần.”
“Đương nhiên.”
“Vậy, chúng ta hãy tóm tắt điểm đã đồng ý với nhau khi bàn luận. Thứ
nhất, yêu là yêu cái gì; thứ hai, yêu là yêu cái người đó
đang cần.”
“Người đó” chỗ này dĩ nhiên là “người yêu”; nhưng “người đó” cũng có
thể hiểu là “Tình Yêu” hay “Erôs”. Tình trạng hai nghĩa đi xa hơn trong
đoạn 201b. Hai điểm hàm ngụ đã được đồng ý trong đoạn 199e, 200e.
“Phải rồi.”
[201a] “Đừng quên điểm này, ngoài điểm vừa nói, hãy nhớ những gì
quý hữu đã nói trong diễn từ về cái mà Tình Yêu yêu. Nếu cần, tôi sẽ nhắc
lại. Tôi nhớ quý hữu nói thế này, thần linh sẽ giải quyết mọi chuyện bất hòa
theo đường lối yêu cái đẹp, cái tốt, vì không thể yêu cái xấu, cái tồi. Có
phải quý hữu nói thế không?”
“Thưa, đúng.”
Socrates nói tiếp: “Quý hữu nói rất hợp tình hợp lý. Nếu vậy, Erôs là
vị thần yêu cái đẹp, không yêu cái xấu, phải không?”
“Đồng ý.”
“Chúng ta [b] đã đồng ý rằng người đó yêu thứ người đó cần và thứ
người đó không có, đúng chứ?”
“Vâng.”
“Do đó tình yêu cần cái đẹp và không có cái đẹp.”
Suy luận chỗ này có vẻ không chặt chẽ. Socrates đi từ ý người yêu cần và
thiếu cái đẹp (201b) sang ý Erôs cần và thiếu cái đẹp. Cảm nghĩ về tình yêu
có thể đẹp cho dù người yêu muốn và “cần” người đẹp.