“Khi thèm muốn và yêu, có thực Erôs có được cái mà Erôs thèm muốn
và yêu hay không?”
“Không. Ít nhất, có lẽ không.”
“Thay vì có lẽ, xin nghĩ cho kỹ. Đương nhiên không phải chỉ có lẽ mà
thực ra cần, thèm muốn là thèm muốn cái ta cần, nếu không cần sẽ không
thèm muốn, [b] Tôi cảm thấy kỳ lạ hết sức, tôi nghĩ đó là cần. Agathon,
quý hữu nghĩ sao?”
“Thưa, tôi cũng nghĩ thế.”
“Tốt lắm. Người cao có muốn cao không? Hay người khỏe có muốn
khỏe không?”
“Không, theo những gì chúng ta đã đồng ý.”
“Đúng, có lẽ vì không ai cần cái đã có.”
“Đúng vậy.”
“Nhưng giả dụ người cường tráng muốn cường tráng, người chạy
nhanh muốn chạy nhanh, người khỏe mạnh muốn khỏe mạnh. Trong trường
hợp này, ta sẽ nghĩ người đời thường thế, muốn là cái họ đã là và muốn có
cái họ đã có. [c] Nói thế là tôi muốn chúng ta đừng rơi vào sai lầm tương
tự. Nếu để ý, Agathon, quý hữu sẽ thấy những người vừa kể cần có cái họ
có lúc này, dù muốn hay không. Vì thế người ta không biết cái người ta có.
Nhưng giả dụ có người nói: ‘Tôi khỏe mạnh, đó đúng là điều tôi muốn, tôi
giàu có, đó đúng là cái tôi muốn, tôi muốn cái tôi đã có’, chúng ta hãy đáp:
‘Bạn của tôi, [d] bạn đã có tiền của, sức khỏe và thể lực. Bạn muốn có
chúng là cũng có trong tương lai, vì hiện tại, dù muốn hay không, bạn cũng
đã có tất cả. Để ý khi nói muốn cái hiện tại đã có, bạn nên tự hỏi có phải
bạn chỉ muốn thế này không: Cái tôi có trong hiện tại, tôi cũng muốn có
trong tương lai’. Người đó sẽ đồng ý chứ?”
Agathon đồng ý.
Socrates tiếp tục: “Trong trường hợp như thế, yêu cái vẫn chưa đến
với mình và yêu cái mình không hề có thật ra là muốn cái đó dành cho