nói, sử dụng làm nền tảng kết luận tôi đã thỏa thuận với Agathon, song theo
cách của tôi tới mức tối đa.
Không có chứng cứ xác thực cho thấy Diotima thành Mantinea là nhân vật
lịch sử có thật. Diotima nghĩa là “Zeus quý trọng”. Mantinea trong tiếng Hy
Lạp là Mantinike, gần với từ chỉ nhà tiên tri (“mantis”). Danh từ này gợi ý
về nghề nghiệp của Diotima.
Agathon, như quý hữu giải thích, [e] trước hết phải miêu tả Erôs là thế
nào, phẩm chất ra sao, rồi mới miêu tả các việc Erôs làm. Muốn vậy, tôi
thấy cách dễ nhất là tường thuật nội dung cuộc thảo luận giữa tôi với người
phụ nữ ngoại bang
ấy theo trình tự Diotima đặt câu hỏi. Những gì tôi trả
lời lúc đó hầu như tương tự những gì Agathon vừa nói: Erôs là vị thần vĩ
đại, Erôs thuộc về cái đẹp
. Diotima sử dụng lý luận tương tự bẻ lại tôi như
tôi sử dụng lý luận y hệt chống lại Agathon; bà ấy chứng minh rằng Erôs
không đẹp và cũng không tốt. Tôi mới hỏi: ‘Diotima, bà nói thế là thế nào?
Có phải Erôs xấu và tồi không?’
Nguyên văn: “xénê”, vừa có nghĩa là khách vừa có nghĩa là chủ. Khách
phải tôn trọng luật thành quốc nơi mình tới thăm, song cũng được Zeus bảo
đảm quyền “hiếu khách”.
“Erôs thuộc về cái đẹp”: Erôs đẹp. Nguyên tác mơ hồ giữa “Erôs yêu
những cái đẹp” và “Erôs là một trong những cái đẹp”. Agathon xác định ý
trên (197b, 201a), ý này sẽ là tiền đề trong lý luận của Diotima, nhưng
Agathon cũng xác định ý sau (195a), đó là điều Diotima sẽ bác bỏ.
Diotima đáp: ‘Bạo mồm, bạo miệng, nói năng hay chưa!
nghĩ bất kỳ cái gì không đẹp hẳn phải xấu hả?’ [202a]
Nguyên văn: “ouk eupheméseis”, lối nói uyển ngữ, không thực sự có ý quở
trách. (BT)
Tôi (Socrates): ‘Vâng, tôi nghĩ là thế’.
Diotima: ‘Bất kể cái gì không khôn ngoan đương nhiên ngu đần ư?