Diotima: ‘Rất đơn giản. Cho tôi hay, quý hữu nghĩ các thần linh đều
xinh đẹp và sung sướng phải không? Chắc không bao giờ quý hữu nghĩ
thần linh không xinh đẹp và không sung sướng?’
Trong thần thoại Hy Lạp, thần linh không phải luôn xinh đẹp hay sung
sướng; nhưng Diotima giả dụ loại thần học xét lại về mặt triết học trong đó
thần linh đều có phẩm chất tốt đẹp.
Tôi đáp: ‘Lạy Zeus, tôi không’.
Diotima: ‘Vậy khi bảo người nào đó sung sướng, quý hữu có hàm ý
người đó có cái tốt và cái đẹp không?’
Tôi đáp: ‘Thưa, chắc chắn’.
Diotima: [d] ‘Thế Erôs thì sao? Quý hữu đồng ý vì cần cái tốt và cái
đẹp, nên Erôs muốn, bởi ngài cần mấy thứ này’.
‘Đúng, tôi đồng ý như thế.
‘Làm sao có thể là thần linh nếu Erôs không có chút gì là tốt và đẹp?’
Tôi nói: ‘Xem ra không thể’.
Diotima tiếp lời: ‘Thấy chưa, quý hữu cũng không tin Erôs là thần
linh!’
Tôi: ‘Vậy, Erôs là gì? Con người trần tục ư?’
Diotima: ‘Không phải’.
Tôi hỏi: ‘Vậy thì là gì?’
Diotima: ‘Như các ví dụ chúng ta đã đề cập, [Erôs ở một trạng thái]
giữa tất tử và bất tử’.
Tôi: ‘Diotima muốn nói thế nào?’
Diotima: ‘Erôs là một anh linh
vĩ đại, Socrates. [e] Mọi thứ xếp loại
như anh linh đều nằm giữa thần linh và con người’.
Nguyên văn: “daimôn”, trước kia có khi được hiểu như “theos” (thần linh),
có khi (như chỗ này) như thực thể hạng thấp hơn. Ý niệm “daimôn” như