YẾN HỘI VÀ PHAEDRUS - Trang 69

Nguyên văn: “amathia”, nghĩa là “ngu dốt”, hàm ý thiếu hiểu biết, gần
nghĩa với “hiểu lầm”. Amathia là tình huống tin vào nhận định sai lầm,
không phải tình huống không có ý niệm. Từ “ngu đần” sử dụng theo nghĩa
đó, song không phải luôn là vậy.

Tôi: ‘Đó có thể là cái gì?’

Diotima: ‘Nhận định sự việc đúng đắn không thể đưa lý do giải thích.

Chắc hẳn quý hữu thấy việc này không như hiểu biết, vì làm sao hiểu biết
lại không lý luận? Và việc này cũng chẳng phải là ngu dốt, bởi làm sao tiếp
xúc sự thật lại ngu dốt? Nhận định đúng đắn, dĩ nhiên, mang đặc tính này:
nằm giữa hiểu biết và ngu dốt

*

’.

Đoạn này khôn ngoan (“sophia”), nhận thức (“epistêmê”) và hiểu biết
(“phronêsis”) dùng như đồng nghĩa, tương phản với nhận định đúng đắn
nhờ khả năng đưa ra lý do. Về sự phân biệt nhận thức và nhận định đúng
đắn, xem Platon, Meno 97a-99a, Theaetetus 201d-210a.

Tôi: ‘Đúng như vậy’.

Diotima: ‘Vậy đừng mạnh miệng bảo [b] bất kỳ cái gì không đẹp là

xấu, hoặc bất kỳ cái gì không tốt là tồi. Cũng như với Erôs, khi đồng ý Erôs
không tốt và cũng không đẹp, quý hữu đừng nghĩ bởi thế mà Erôs vừa xấu
lại vừa tồi, mà trái lại có thể ngài ở giữa hai sự thể’.

Tôi: ‘Dẫu vậy, mọi người công nhận Erôs là một vị thần vĩ đại’.

Diotima: ‘Quý hữu muốn nói chỉ số người không hiểu biết hay tính cả

số người hiểu biết?’

Tôi: ‘Tất cả mọi người’.

Diotima cười nói: ‘Socrates ơi, làm sao những người khẳng định [c]

Erôs không phải thần linh có thể đồng ý Erôs là một vị thần vĩ đại?’

Tôi hỏi: ‘Họ là những ai?’

Diotima: ‘Một là quý hữu và hai là tôi’.

Vừa nghe tôi thảng thốt: ‘Sao có thể nói như thế!’

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.