thông thái, vì các thần vốn đã thông thái; và cũng không có thần linh nào đã
thông thái lại yêu hiểu biết. Không có người ngu dốt nào bỏ công tìm kiếm
hiểu biết hay muốn trở nên thông thái. Vấn đề đặc biệt khó khăn với người
ngu dốt chính là mặc dù chẳng đẹp, chẳng tốt, chẳng khôn ngoan, song
người đó bằng lòng với mình và tưởng mình tạm đủ. Không, nếu nghĩ
không cần cái gì, dĩ nhiên chẳng ai muốn cái mà mình nghĩ là mình không
cần’.
Tôi lại hỏi: ‘Trong trường hợp đó, Diotima ơi, ai là người yêu hiểu
biết nếu không phải người hiểu biết hay người ngu dốt?’
Diotima đáp lại: ‘Ngay cả [b] trẻ con cũng biết đó là những người rơi
vào giữa hai trường hợp, và cũng hiểu Erôs là một trong số đó. Hiểu biết là
một trong những thứ đẹp đẽ nhất, và Erôs yêu cái đẹp. Erôs đương nhiên
phải là người yêu hiểu biết
. Là người yêu hiểu biết, truy lùng hiểu biết,
Erôs rơi vào lưng chừng giữa hiểu biết và ngu dốt.
thể này là gốc gác Erôs: cha đa mưu túc trí, còn mẹ không túc trí, đa mưu.
Nghĩa là triết gia, “philosophos”.
Erôs (Tình Yêu) chỗ này được đồng hóa với trạng thái trung gian đặc biệt
(xem đoạn 202a-203a) và sự tìm kiếm để thỏa mãn nhu cầu cần thiết, nghĩa
là tìm kiếm sự hiểu biết. Đồng hóa tình yêu với triết học giải thích điều
Socrates khẳng định là thành thạo (177d, 199b). Định nghĩa tình yêu về sau
thể hiện rất tổng quát (205a-206a) mặc dù tìm kiếm sự thật theo kiểu triết
học được miêu tả như hình thức tình yêu lý tưởng trong chuyện huyền bí
của Diotima (210d-212a).
Cho nên, Socrates quý mến, đó là bản chất tinh thần Erôs. [c] Tuy
nhiên, không có gì đáng ngạc nhiên khi quý hữu nhìn Erôs như thế. Căn cứ
vào những gì quý hữu nói mà nhận định, tôi nghĩ quý hữu nhìn Erôs như
đối tượng của tình yêu
, thay vì chủ thể của tình yêu. Đó là lý do tại sao
quý hữu tưởng tượng Erôs đẹp toàn vẹn. Trái lại, trong thực tế, nhan sắc,
thanh lịch, tuyệt vời và thánh thiện là đặc tính của đối tượng xứng đáng để