Diotima tiếp lời: ‘Như vậy tức là, sở hữu cái tốt [205a] làm người
sung sướng trở nên sung sướng, và quý hữu không cần hỏi thêm câu này:
Tại sao có người muốn sung sướng?
Nếu trả lời câu này nghĩa là chúng ta
chấm dứt tiến trình tìm hiểu’.
Nguyên văn: “eudaimonia”, tiếng Hy Lạp nghĩa là “hạnh phúc”, “sung
sướng”. Người Hy Lạp coi đây là mục đích chính yếu của đời người, là
điều kiện khách quan, không phải cảm nghĩ chủ quan. Kết hợp tư tưởng
truyền thống với thành đạt, giàu có, bình yên, triết gia Hy Lạp thường đồng
hóa tư tưởng này với đức độ.
‘Đúng thế.’
Diotima lại hỏi: ‘Quý hữu có nghĩ thèm muốn như thế và hình trạng
tình yêu vừa kể là thông thường với thế nhân không, mọi người đều muốn
cái tốt là của riêng mãi mãi, quan điểm quý hữu thế nào?’
Tôi đáp: ‘Như bà nói, phổ biến với mọi người’.
‘Trong trường hợp đó, Socrates, tại sao chúng ta không nói mọi người
là người yêu, nếu mọi người luôn luôn yêu cái tương tự? [b] Tại sao chúng
ta không gọi số này là người yêu, số kia không phải?’
‘Thưa, đó là điều tôi cũng ngạc nhiên.’
‘Điều đó chẳng là gì mà phải ngạc nhiên. Tôi giải thích quý hữu hay.
Sau khi nhặt ra một loại tình yêu đặc biệt chúng ta gọi là tình yêu, chúng ta
đặt tên tình yêu bằng tên tổng quát, song chúng ta dùng tên khác gọi tình
yêu loại khác’.
‘Bà cho ví dụ khác tương tự được không?’
‘Được chứ. Quý hữu biết đấy, có nhiều loại sáng tạo, mỗi khi cái chưa
tồn tại mà xuất hiện đều là do sáng tạo. Sản phẩm của mọi nghệ thuật và
tay nghề [c] là kết quả của sáng tạo, người thực hiện đều là người sáng
tạo’.
Trong đoạn văn xuất hiện tình trạng đa nghĩa của hai từ “poiêsis” (sáng
tạo/thơ ca) và “poiêtês” (người sáng tạo/nhà thơ). Dịch giả Pháp dùng từ