được yêu, trong khi người yêu mang đặc tính hầu như khác hẳn như tôi vừa
miêu tả’.
Tức “người tình” (l’aimé, le bien-aimé).
Diotima qua lời kể của Socrates trở lại nội dung diễn từ của Agathon (xem
197c-d và từ đoạn 200a).
Tôi nói: ‘Vâng, thưa Diotima khách quý của Athens, bà diễn tả quan
điểm thật tuyệt vời. Nhưng nếu bản chất là vậy, thử hỏi Erôs ích gì cho con
người?’
Diotima trả lời: ‘Cái đó lại là chuyện khác, Socrates, tôi sẽ giảng giải
quý hữu hay. [d] Từ nãy tới giờ, chúng ta đã thảo luận bản chất và gốc gác
Erôs; theo quý hữu nhận định, Erôs cũng là yêu cái đẹp. Nhưng quý hữu sẽ
trả lời thế nào, giả sử có người hỏi chúng ta: Tại sao Erôs yêu cái đẹp hở
Socrates và Diotima? Hoặc nói thế này rõ hơn: người yêu cái đẹp có thèm
muốn, song người đó thèm muốn cái gì?’
‘Để cái đó trở thành của riêng.’
‘Nhưng câu trả lời đòi hỏi câu hỏi khác, Erôs sẽ được gì khi cái đẹp
trở thành của riêng?’
Tôi nói tôi chưa thể trả lời câu hỏi này.
[e] Diotima lại nói: ‘Giả sử có người thay đổi câu hỏi, dùng chữ ‘tốt’
thay vì ‘đẹp’
, rồi hỏi: Vậy, Socrates, bây giờ người đã yêu cái tốt lại thèm
muốn, người đó thèm muốn cái gì?’
Chỗ này thật ra Diotima đang đồng hóa tình yêu (việc muốn cái đẹp) với
việc muốn cái tốt, hàm ý cái tốt giống cái đẹp. Hình trạng cái đẹp (210-
212a) giữ vai trò tương tự hình trạng cái tốt cũng được nhắc đến trong
Plato, Cộng hòa, [Omega Plus Books, 2018, các tr. 465-75].
‘Muốn cái tốt trở thành của riêng.’
‘Người đó sẽ được gì khi cái tốt trở thành của riêng?’
‘Với tôi, việc trả lời câu hỏi này không khó. Người đó sẽ sung sướng.’