YẾN HỘI VÀ PHAEDRUS - Trang 79

thoải mái, trở nên hiền lành, hòa nhã, sẵn sàng giãn nở, hớn hở lâm bồn và
vui vẻ ở cữ. Trái lại, khi đến gần cái xấu, không phải định kỳ, cả người lẫn
vật đâm ra ỉu xìu, buồn bã. Nhăn nhó, co rúm, vặn vẹo, vật vã, cả hai không
sinh đẻ, cả hai giữ chặt bào thai trong tử cung, giãy giụa đau đớn. Đó là lý
do tại sao người chửa, bụng nở, dạ xổ, căng phồng phấn khởi, hồ hởi đến
thế về cái đẹp

*

. Người mang cái đẹp [e] giải thoát cả hai khỏi đau đớn

khủng khiếp lúc lâm bồn. Thế nên, Socrates, cái tình yêu muốn không phải
cái đẹp như quý hữu tưởng.’

Tên gọi chung các nữ thần Định Mệnh, được mô tả như nữ thần sinh nở.
[Xem Homer, Iliad, Omega Plus Books, 2018, tr. 738.]

Nữ thần chăm lo việc ở cữ, Bà Mụ.

Ngôn ngữ đoạn này nhắc lại phản ứng của nam giới và nữ giới lúc giao
hợp, lâm bồn.

‘Vậy là gì?’

‘Sinh đẻ và chào đời trong cái đẹp.’

‘Có lẽ vậy.’

‘Đúng thế đấy! Nhưng tại sao sinh đẻ là mục tiêu của tình yêu? Ấy là

vì sinh đẻ tiếp tục mãi mãi; ấy là bởi đối với con người tất tử, việc sinh đẻ
kéo dài cuộc sống bất tận, nghĩa là đưa đến chỗ bất tử. Nếu điều đồng ý
trước đây không sai, mục đích của tình yêu là sở hữu cái tốt mãi mãi,
[207a] chúng ta phải ước muốn cái bất tử cùng với cái tốt lành. Từ nhận
định này chúng ta thấy Tình Yêu (Erôs) cũng cần nhằm mục tiêu bất tử.’

Trên đây là hết thảy những vấn đề liên hệ tới Erôs, hoạt động mọi mặt

của Tình Yêu, mà Diotima giảng dạy cho tôi hay trong vài dịp hàn huyên.
Một lần, bà ấy hỏi: ‘Socrates, theo quý hữu, cái gì gây nên yêu đương và
thèm muốn? Quý hữu không thấy cảnh tượng khủng khiếp súc vật đủ loại
rơi vào khi muốn sinh đẻ ư? Súc vật có chân để đi, sinh vật có cánh để bay
cũng vậy, tất cả đều bấn loạn vì chứng bệnh tình yêu, cảm thấy thèm muốn
sinh đẻ. [b] Trước hết, do tình yêu thôi thúc, cả hai phát ốm vì thèm muốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.