thức của chúng ta cũng thay đổi, [208a] có mặt nảy nở, có mặt thui chột,
tức là về mặt tri thức, chúng ta không bao giờ như trước; vì mỗi ngành hiểu
biết kinh qua tiến trình tương tự, chịu chung số phận. Cái gọi là học hỏi,
tìm hiểu sở dĩ tồn tại ấy là vì kiến thức không rời bỏ chúng ta. Quên lãng là
sự kiện kiến thức ra đi, trong khi tìm hiểu, học hỏi đưa nhận thức mới mẻ
vào trí nhớ thay thế nhận thức mai một, ngõ hầu duy trì kiến thức, làm như
kiến thức vẫn vậy. Đó là cách mọi thứ tất tử được duy trì để tồn tại, hoàn
toàn hay luôn luôn tương tự, như các thứ tuyệt trần, mà vì mọi thứ trở nên
già, [b] ra đi để lại thứ mới giống thứ trước. Socrates ơi, đây chính là cách
mọi thứ tất tử dự phần trong bất tử, về mặt thể xác hay bất kể mặt nào. Còn
vật bất tử thì theo cách khác.
Vậy quý hữu đừng ngạc nhiên trước sự kiện,
theo lẽ tự nhiên, do bản chất mọi thứ quý trọng mầm non của mình, bởi lẽ
vì muốn bất tử mọi thứ biểu lộ nhiệt tình vừa kể, ấy là tình yêu.’
Trong Yến hội không thấy đề đạt rõ ràng tư tưởng về linh hồn bất tử như
trong Phaedo, mặc dù có vẻ hàm ý ở đoạn 212a. Thay vì thế, Yến hội trình
bày tư tưởng bất tử qua sinh sản, áp dụng vào tâm hồn cũng như thể xác
con người.
Nghe diễn từ mà ngạc nhiên khôn xiết, lát sau tôi cất tiếng thảng thốt:
‘Ôi! Diotima uyên thâm tột bậc, có thực sự việc diễn ra như vậy không?’
[c] Cung cách y hệt biện sư hạng nhất, Diotima đáp: ‘Socrates, quý
hữu thừa hiểu quý hữu có thể tin điều vừa nêu, không chút nghi ngờ
. Để ý
sẽ thấy loài người ham tìm, thích kiếm danh vọng theo đuổi tiếng tăm làm
sao. Quý hữu sẽ ngỡ ngàng về tình trạng ngớ ngẩn, phi lý của họ nếu không
nhận ra điểm tôi vừa nói, và nếu không suy ngẫm tình trạng ham mê khủng
khiếp họ rơi vào vì tình yêu muốn trở thành nổi tiếng, lừng danh, ‘tích trữ
danh thơm bất tử đến nghìn thu’
. Bởi chuyện này họ còn sẵn sàng vượt
qua mọi hiểm nguy hơn là hy sinh vì con cái.
Platon châm biếm khi dùng cụm từ “eû isthi” (mô tả giọng điệu hách dịch)
trong lời nói của Diotima khi vừa giới thiệu bà như “biện sư hạng nhất”,
tương phản với tác phong “chẳng biết gì” của Socrates.