Rồi em hiến thân cho người dân quân du kích, rồi viên đại tá Chánh án V.C.
cưỡng hiếp em, em có hiểu gì đâu! Rồi gặp anh, yêu anh trong một buổi
mưa gió...
Em có hiểu gì đâu! Rồi anh và em đi tìm “thanh bình riêng rẽ” trên bãi biển
Vũng Tàu để đến khi anh trở về thổ ra huyết, phải vào điều trị Ở bệnh viện,
em có hiểu gì đâu, anh có hiểu gì đâu, phải không anh? You did not know
what it was about!
Cho nên bi đát là cái lẽ sống ở đời. Đời không có bi đát, không có bỡ ngỡ,
bất ngờ, thì đời không còn là đời nữa? Và con người, muốn sống cho ra
sống thì phải nhìn thẳng vào bi đát, không được phép trốn tránh bị đát...
Nhưng cứ nhìn thẳng mãi vào bi đát, thì hoa trôi bèo dạt, biết đi về đâu, lạc
về đâu hở anh?
Anh ơi, khi em viết những dòng chữ này, mưa lại bắt đầu rơi, tiếng ca của
Thanh Thúy, tiếng ca chơi vơi “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” lại nổi
lên trong mưa rơi...
Và đêm đêm, em vẫn để cổng ngỏ đón anh, vì em vẫn tin tưởng là đêm nào
đó, nằm nghe mưa rơi, anh sẽ chạnh nhớ em, thương em, anh sẽ tìm cách
trốn khỏi bệnh viện, tới đây với em một vài giờ rồi lại quay trở về bệnh
viện.
Hồi còn đi học, anh thường vẫn “cúp cua”, vẫn trốn học để đi gửi mộng
trên vỉa hè, như anh đã kể cho em nghe—thế thì sao lúc này, anh lại không
trốn khỏi bệnh viện một vài giờ để ra với em hở anh! Không thấy anh ra,
tuy em buồn nhưng lại tự an ủi là...
thôi thế cũng xong, cho anh sớm bình phục...
Chúng ta ráng quên nhau đi, anh ráng mà quên em, em ráng mà quên anh.
Người ta gọi thế là một điều có thực, chứ không phải một điều do những
tên bất lương bịa đặt ra để làm khổ chúng ta, có phải không anh?
Anh cứ yên tâm điều trị anh ạ! Dù “bổn phận” có là một điều thực, hay là
một điều “bịp” chăng nữa, em sẽ cố gắng làm theo bổn phận của em, để
anh trở về với bộn phận của anh. Nhưng quên anh, thì chỉ trừ khi nào trên
trái đất khô khan cằn cỗi này, chỉ có nắng hạn và không bao giờ có mưa rơi
nữa thì lúc đó em sẽ quên anh. Trái đất thê lương này còn có mưa rơi dầm