đây hơn một tháng. Và khi chọn màu áo, Đạt cũng đã phát biểu ý kiến
tương tự như Khải là áo đó hợp với khuôn mặt của nàng.
Thì ra, để đi chơi với Khải, Diễm đã vô tình mặc cái áo do Đạt chọn màu!
Diễm bối rối nhận thấy sự chi phối và ảnh hưởng ngấm ngầm của Đạt trong
cả những hành vi nhỏ bé nhất của mình. Như để chống lại ảnh hưởng của
Đạt, Diễm dịu dàng nói với Khải:
- Hay em đi thay cái áo khác?
Nhưng Khải vội can:
- Sao lại thay! Anh thích được thấy Diễm mặc cái áo này. Bác cho Diễm
vận như vậy, thưa Bác?
- Ừ, cái áo tuy rẻ tiền mà nhã đáo để! Cậu Khải đã ưa thì con cứ vận!
Nghe mẹ và Khải nói, Diễm tự nhủ: “Nếu mình mặc cái áo do Đạt chọn, là
do ý muốn của Khải, không phải tại mình…”. Rồi nàng nói to như thúc
giục:
- Vậy thì đi… Chúng con xin phép mẹ! Mẹ Ở nhà nhé.
… Ra tới xe của Khải, Diễm điềm nhiên trèo lên xe, ngồi xát ngay bên
cạnh Khải, trái với lệ thường, mỗi lần Khải đón chị em nàng đi chơi, Diễm
vẫn để Tuyết hay Huyền ngồi giữa mình và Khải… Thấy Diễm ngồi sát bên
mình, Khải sung sướng nhìn nàng. Anh cầm “vô lăng” từ từ cho xe nổ máy,
nét mặt hân hoan, mãn nguyện… Khải không ngờ rằng cử chỉ thân mật
khác thường của Diễm chỉ là phản ứng vô tình của Diễm chống lại ảnh
hưởng tiềm tàng của Đạt.
Họ vui vẻ nói chuyện và ngược với bản chất dịu dàng kín đáo của mình,
Diễm cũng ba hoa, lém lỉnh không kém Tuyết…
Trước khi lấy vé, vào rạp Eden, Tuyết còn bắt hai người thả bộ đi lượn một
vòng, và trên vỉa hè đường Tự Do, Diễm thong dong đi giữa, Khải và Tuyết
đi hai bên: thỉnh thoảng một vài thanh niên, đã đi qua mặt nàng, còn ngoái
cổ lại nhìn theo ngắm nàng và Khải, Tuyết v.v… khiến Diễm nhớ tới lời
phê bình của Tuyết, trước khi ra đi: “Nếu cần tìm một người chồng, đề
chiều chiều đi rước đèn ở đường Tự Do thì chỉ có Khải là xứng đáng”.
Diễm vừa đi, vừa liếc nhìn Khải, khoẻ, đẹp trai lại có vẻ trí thức, quí phái
với đôi kính trắngk, điệu bộ hào hoa… và ngay lúc đó, Diễm cho lời mẹ