- Vậy để mai mốt, em sẽ trở lại. Bây giờ thì em phải trở ran ngay, kẻo mẹ
em sốt ruột. Nhưng thầy có cho anh Tuấn mượn tiền không?
- Không! Anh ấy đã có tiền rồi. Lại giàu là đằng khác…
- Thế thì còn gì nữa! Thôi em về, thầy nhé.
Rồi Huyền vội vã quay ra…
Đạt thủng thẳng lấy thuốc lá hút, thủng thẳng mở thư Diễm ra đọc:
Thưa thầy,
Sở dĩ em chậm trả lời bức thư của thầy là vì mỗi khi cầm bút viết thì lại bối
rối, hoang mang…
Bối rối bắt đầu từ cách xưng hô, không biết nên gọi bằng “Thầy” hay bằng
“Anh” hay bằng “Chú”… Đã hai lần em hạ bút viết “Thưa Anh” nhưng chỉ
được ba giòng… Có lần khác em viết “Thưa Chú” nhưng lại thấy “lạc hậu”
bởi vì, chẳng gì em đã hai mươi tuổi rồi và “chú Đạt” dù có đáng kính,
đáng yêu đến đâu, vẫn chỉ là một kỷ niệm của thời… đi tắm suối. Tiếc quá,
thầy nhỉ, và ước gì em vẫn còn là đứa con nít lên bảy tuổi, được “chú Đạt”
bồng bế trên tay thì có phải đỡ nghĩ ngợi lôi thôi không! Cho nên nghĩ đi,
nghĩ lại thì chỉ có cách gọi bằng thầy là ổn! Nhưng liệu thầy có vui lòng
không hở thầy?
Thầy hỏi em có còn nhớ những kỷ niệm của thời thơ ấu không? Kể ra rhì
quên hết, thế mà không hiểu sao, khi nghe Ba em đả động đến chuyện đi
tắm suối, em lại đột nhiên nhớ lại tất cả, nhớ lại một cách rành mạch để mà
lo sợ nhận ra rằng hình như cả tâm hồn hiện tại của em đều bị chi phối bởi
cái quá khứ đã bị đẩy lui vào tiềm thức đó. Và lúc này, mỗi khi hồi tưởng
lại cái cử chỉ “điên rồ” của “cháu” Diễm, bá cổ “chú” Đạt giữa dòng suối,
hôn “chú”… thì em lại đỏ mặt, tía tai thẹn… tim đập muốn vỡ. Thì ra tuổi
thơ ấu sung sướng và hồn nhiên quá thầy nhỉ: con nít nghĩ sao thì làm vậy.
Còn người nhớn thì nghĩ một đường, làm một nẻo…! Giòng đời trôi chảy
và Héraclite nói quả không sai: “Người ta không bao giờ tắm hai lần trong
cùng một con sông”; cho nên giá thầy trò mình có trở lại khúc suối xưa thì
cũng không dám tắm một lần thứ hai, cũng vẫn không xống lại được những
cảm giác thần tiên thời trước, không tìm thấy niềm vui trong trắng và ngây
thơ đã mất… Đời là thế có phải không thầy…