ZARATHUSTRA ĐÃ NÓI NHƯ THẾ - Trang 13

vào tháng Chín cùng năm.
Từ 8 đến 20.1.1884: tại Nizza, Nietzsche hoàn thành phần thứ ba của tác
phẩm, được ấn hành vào tháng Ba năm 1884 bởi cùng nhà xuất bản.
Tháng 1 đến tháng 2.1885: viết xong phần thứ tư tại Nizza và Mentone, sau
chỉ in thành bốn mươi bản vào tháng Tư năm 1885 bằng tiền riêng của
Nietzsche, dành tặng bạn bè. Nietzsche chỉ gửi tặng bảy bản.
Đến năm 1892, lần đầu tiên tác phẩm gồm cả bốn phần mới được in chung
thành một tập. Về sau Nietzsche dự định viết tiếp phần thứ năm để kết thúc
bản trường thi bây giờ được quan niệm như một bi kịch, trong đó Nietzsche
dự tính trình bày cái chết của nhà tiên tri Zarathustra. Zarathustra chết vì đã
rao giảng chân lý khủng khiếp nhất về sự Quy hồi vĩnh cửu, chân lý dạy
rằng vạn sự sẽ quay trở về thêm vô lượng lần trong vòng tròn trầm luân vô
hạn, Zarathustra dạy con người chúc phúc cho thế giới, cho loài người, và
thốt lên tiếng Vâng thuận mệnh với tấm lòng biết ơn thâm tạ. Nhưng phần
thứ năm này, không bao giờ chào đời, một phần vì cảm hứng của Nietzsche
đã cạn, một phần vì những nhu cầu phê bình, bút chiến khác.
Nietzsche thẩm định rất sáng suốt về công trình sáng tạo và suy tư của
mình. Ông viết trong thư gửi cho nhà xuất bản. “Đây là một bài thơ, một
cuốn Phúc Âm thứ năm, một điều mới lạ tuyệt vời chưa có tên gọi”. Và viết
cho Rohde: “Tất cả những điều chứa đựng trong cuốn Zarathustra đều độc
đáo, kỳ diệu vô song, từ trước giờ chưa từng có ai nói đến. Kẻ nào đã trầm
mình đắm say trong tác phẩm, sẽ trở lại sống giữa loài người với một bộ
mặt đổi mới”. Rồi trong Ecce Homo: “Chưa từng có kẻ nào đã viết được
một bài thơ như thế, chưa từng bao giờ có người nào mà lại cảm xúc và đau
khổ sâu xa đến thế. Chỉ có một vị thần linh, một Dionysos mới có thể đau
khổ đến như vậy”. Zarathustra mang chứa tất cả những bình minh, những
chiều tà, những hang động, những núi đá, những ẩn sĩ, những đám đông,
những con dã thú, những thất vọng, những hân hoan, những đớn đau câm
nín, những phũ phàng tàn bạo mà thơ mộng vô song... và theo lời những
nhà phê bình trứ danh: “chưa bao giờ ngôn ngữ Đức lại được đưa dẫn đến
một hình thức phô diễn diễm lệ đến thế”.
Về nội dung, Zarathustra chứa đựng tất cả những ý tưởng nền tảng của tư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.