ZARATHUSTRA ĐÃ NÓI NHƯ THẾ - Trang 14

tưởng Nietzsche: Siêu nhân, Quy hồi vĩnh cửu, Ý chí cường lực.
Đối với những độc giả cần đào sâu tư tưởng triết học Nietzsche trong cuốn
Zarathustra, chúng tôi xin đặc biệt giới thiệu hai tác giả sau đây:
1) Martin Heidegger: Nietzsche hai tập, n. x. b. Pfullingen (1961), Was
heisst denken?
Tũbingen (1954), từ trang 19-47 và trang 61-78; và bài
Zarathustra là ai? trong cuốn Vortrãge und Aufsãtze (1954).
2) Eugen Fink: Nietzsche Philosophie, n. x. b. Kohlhammer (1960), từ
trang 59-110. (Ngoại trừ hai tập Nietzsche của Heidegger, tất cả các tác
phẩm vừa kể đều đã dịch sang Anh ngữ hay Pháp ngữ).
Zarathustra là tên một nhà tiên tri Ba Tư được Nietzsche sử dụng làm nhân
vật chính cho bài trường thi, vì Nietzsche cho rằng người Ba Tư là những
người đầu tiên đã quan niệm được lịch sử như một toàn bộ vĩ đại gồm
những loạt tiến hóa kế tục, mỗi giai đoạn lại được tiên báo bằng sự xuất
hiện của một vị tiên tri. Tên tác phẩm Zarathustra đã nói như thế được
Nietzsche cảm hứng từ lời mở đầu của tất cả những kinh điển Phật giáo:
evam me sutam, có nghĩa là: tôi đã nghe (đức Thế Tôn thuyết) như thế.
Ảnh hưởng Phật giáo mà Nietzsche tiếp nhận được qua Schopenhauer, rồi
qua sự tìm hiểu của riêng ông, rọi chiếu những luồng sáng mới trên khuôn
mặt và nhân cách của Zarathustra. Do đó, nhìn Zarathustra như một thiền
sư Phật giáo, với tất cả cung cách tàn bạo ngang tàng của một thiền sư,
hoặc nhìn Zarathustra như một bồ tát thị hiện nghịch hạnh, chúng ta sẽ dễ
dàng tâm lĩnh được những gì Zarathustra đã nói và những gì còn được
phong kín ẩn mật sau lời nói của Zarathustra.
Tác phẩm gồm có bốn phần và một phần Tự Ngôn khai tấu, được xếp vào
phần thứ nhất. Sự phân chia thành bốn phần tương ứng với những khoảng
thời gian mà Zarathustra trở lại với nỗi cô đơn, quê hương muôn thuở. Phần
thứ nhất bắt đầu khi Zarathustra giã biệt quê hương và hồ biếc của quê
hương để lên núi vào năm ba mươi tuổi. Mười năm sau, Zarathustra hạ san
rao giảng đạo lý. Trong rừng sâu, Zarathustra gặp một bậc thánh ẩn sĩ chưa
biết rằng “Thượng đế đã chết”; ở chốn công trường, nơi Zarathustra ngỏ lời
cùng đám đông dân chúng và bị chế giễu cười cợt, Zarathustra làm bạn với
xác chết của người đi dây làm trò xiếc và gặp gỡ thằng hề.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.