Zarathustra tiếp tục xông trận đập phá. Sau khi tỉnh dậy từ một giấc mơ
thấy rằng đạo lý của mình đang bị xuyên tạc, biến tướng (Đứa bé với tấm
gương, t. 141), Zarathustra quyết định lên đường tìm đến quần đảo Vĩnh
Phúc, nơi những đứa con lý tưởng của hắn cùng những bạn bè, những môn
đệ hắn đang trú ngụ (Trên những hòn đảo Vĩnh Phúc, t. 146). Zarathustra
tấn công trở lại những mục tiêu trước đấy: những kẻ có lòng thương xót (t.
151-155), những con người đức hạnh (t. 161-165), đám tiện dân (t. 166-
169), những nhà hiền triết nổi danh (t. 176-180), những nhà học giả (t. 213-
216), những nhà siêu hình học chủ trương “tri thức thuần khiết băng trinh”
(t. 208-212), những “con nhện độc” biểu trưng cho tinh thần cừu hận và rao
giảng sự bình đẳng, bình đẳng chính trị như của chủ nghĩa xã hội, chế độ
dân chủ hay bình đẳng trước mặt Thượng đế như của Ki-tô giáo (t. 170-
175), những kẻ lập thuyết cách mạng (t. 222-227).
Zarathustra còn châm ngòi cho một cuộc tấn công mới nhắm đến mẫu
người cao nhã hay tự cho mình là cao cả: những linh mục (t. 156-160),
những người anh hùng, đối nghịch với các “chiến sĩ” (t. 200-203), những
thi sĩ (t. 217-221), và cả hình bóng của Schopenhauer xuyên qua viên bốc
sư tiên tri rao giảng sự bất hạnh thống khổ (t. 228-233). Giữa hai cuộc tấn
công là ba ca khúc vang vọng ngậm ngùi: Dạ khúc, Vũ khúc và Mộ khúc.
Cuộc tấn công lần này để chuẩn bị đất đai cho đạo lý mới của Zarathustra
về Ý chí cường lực được nhắn gửi đến những thính giả chọn lọc hơn và thu
hẹp hơn. Zarathustra không ngỏ lời cùng đám đông dân chúng nữa như
trong phần thứ nhất, mà chỉ ngỏ lời với những môn đệ, những bằng hữu và
những đứa con - tượng trưng cho hy vọng nấu nung nhất của hắn. Sau ba ca
khúc, đạo lý về Ý chí cường lực hiển hiện minh bạch trong bài thuyết giáo
Vềsự chiến thắng tự thân (t. 194). Con người chiến thắng tự thân không
phải theo lối chủ nghĩa khắc kỷ, mà là để vươn lên việc sáng tạo những
hình thể mới của cường lực, vươn lên cao vời mạnh mẽ mãi mãi như một
ngọn tháp vươn cao. Về sự cứu chuộc (t. 234) ngoài công tác chống đối lại
ý tưởng cứu rỗi của Ki-tô giáo và của siêu hình học nói chung, ngoài việc
xiển dương sự cứu rỗi con người bằng lý tưởng siêu nhân, còn đào sâu chủ
đề Ý chí cường lực bằng cách đặt chiều hướng cứu chuộc vào trong tương