ZARATHUSTRA ĐÃ NÓI NHƯ THẾ - Trang 18

quan giữa quyền lực và thời gian. Thời gian thì bất khả phục phản, ý chí
cường lực thì khao khát những hình thể mới của tương lai, vậy có thể nào ý
chí cường lực ấy khao khát ngược trở lại, nghĩa là khao khát quá khứ
chăng? Câu trả lời đã đến với Zarathustra trong Giờ phút im lặng nhất (t.
246), kết thúc phần thứ hai. Zarathustra đã run rẩy, hãi kinh, khóc lóc trước
câu trả lời quá khủng khiếp, và cho rằng mình “chưa đủ sức mạnh của con
mãnh sư để rống lên chân lý ấy”.
Phần thứ ba là tuyệt đỉnh của tác phẩm, cũng là tuyệt đỉnh tư tưởng
Zarathustra. Zarathustra lên đường trở lại quê hương u tịch của hắn để chờ
đợi giờ phút tối hậu cho đạo lý hắn chín mùi. Dẫu hắn có lần ngỏ lời với
những thủy thủ hay với gã điên ở đại đô thị (Về ảo tượng và ẩn ngữ, t. 258;
Về sự tha thứ bỏ qua, t. 292), tất cả phần ba thực ra chỉ là những lời độc
thoại
của Zarathustra với chính mình về đạo lý tối thượng của hắn: sự Quy
hồi vĩnh cửu (die Ewige Wiederkunft).
Rao giảng về Siêu nhân, Zarathustra ngỏ lời với đám đông dân chúng; rao
giảng Ý chí cường lực, Zarathustra ngỏ lời với môn đệ, bằng hữu; rao giảng
đạo lý về sự Quy hồi vĩnh cửu, Zarathustra chỉ thủ thỉ với tâm hồn mình.
Đạo lý bí ẩn, khủng khiếp này dạy rằng tất cả chúng ta, những con người
thượng đẳng, những con người hạ đẳng, cùng tất cả vạn sự, sẽ quay trở lại
dưới cùng hình thức này, từ nỗi đau đớn quằn quại, cơn hoan lạc ngây ngất
cho đến tiếng thở dài mây khói nhất, tất cả sẽ quy hồi trở lại vô số lần trong
vòng trầm luân vô hạn của vạn kiếp thiên thu. Đạo lý về sự quy hồi vĩnh
cửu được trình bày trong các chương: Về ảo tượng và ẩn ngữ (t. 258),
Trước buổi rạng đông (t. 272), Kẻ bình phục (t. 356), Về nỗi khát vọng
mênh mông
(t. 366). Trước chân lý kinh hoàng ấy, Zarathustra đã bao phen
do dự, thụt lùi, sợ hãi. Hắn phải tìm về an ủi trong nỗi cô đơn heo hút, tự
phủ dụ mình bằng những hạnh phúc đuổi theo sau (Về niềm lạc phúc bất
đắc dĩ,
t. 266; Trên núi Ôliu, t. 287; Trở lại quê hương, t. 304); hắn phải
đập vỡ một lần cho mãi mãi tất cả những ảo tưởng xưa cũ (Về những bảng
giá trị cũ và mới,
t. 325), phải đánh những đòn chí tử vào kẻ thù cố cựu là
Tinh thần Trì độn Nặng nề, tinh thần làm trì trệ không cho con người phóng
mình nhảy múa thênh thang (t. 318-324) biểu hiện là conrắn đen trong cổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.