tên gọi tráng lệ, rực rỡ.
Giờ đây, dòng sông lôi cuốn chiếc thuyền các ngươi, dòng sông phải lôi
cuốn thuyền đi. Dầu cho sóng có vỡ tan trào bọt và xô đẩy sườn thuyền với
lòng phẫn nộ, nào có hề gì!
Hỡi những nhà hiền triết khôn ngoan nhất, không phải dòng sông là mối
nguy hiểm, là kết cục cho điều thiện và điều ác của các ngươi mà chính là ý
chí, ý chí cường lực, - ý chí sống còn, miên man bất tuyệt và sáng tạo.
Nhưng, để các ngươi lĩnh hội được ngôn ngữ của ta về thiện và ác, ta sẽ
còn nói cho các ngươi nghe về sự sống, về bản chất sinh vật.
Ta đã theo dõi sinh thể mang sự sống, ta đã theo đuổi nó trên khắp những
con đường lớn nhỏ, cốt để thấu hiểu những lề thói của nó.
Khi sự sống im hơi, ta đã thu đón cái nhìn của sinh thể trên một tấm gương
trăm mặt, để con măt của sự sống lên tiếng với ta, và con mắt ấy đã ngỏ lời
cùng ta.
Nhưng bất luận nơi nào gặp sinh thể, ta đều nghe những tiếng nói vâng
phục. Tất cả mọi sinh thể đều vâng phục.
Và đây là điều thứ nhì: người ta chỉ huy điều khiển kẻ không biết tự vâng
phục chính mình. Đấy là lề thói của những vật sống.
Đây là điều thứ ba ta đã nghe được: chỉ huy, điều khiển thì muôn vàn khó
khăn hơn vâng phục. Bởi vì kẻ ban lệnh chỉ huy phải mang gánh nặng của
tất cả những kẻ vâng phục, và gánh nặng này dễ dàng đè y bẹp rúm tan
tành.
Trong mọi việc chỉ huy ban lệnh, ta đều nhìn thấy một sự thử thách, một sự
liều lĩnh. Và khi ban lệnh chỉ huy thì sinh thể luôn luôn đánh liều đời sống
của mình.
Khi tự ban lệnh chỉ huy chính mình, thì hắn cũng vẫn phải trả giá cho
quyền ban lệnh chỉ huy đó. Nhất thiết hắn phải là quan tòa, kẻ trả thù và là
nạn nhân cho lề luật của chính mình.
Làm sao chuyện ấy có thể xảy ra được? Ta tự hỏi mình. Cái gì thuyết phục
sinh thể vâng phục và chỉ huy, và vâng phục ngay trong lúc chỉ huy?
Giờ đây, hãy nghe ta nói, hỡi những nhà hiền triết khôn ngoan nhất. Hãy
khảo sát một cách đứng đắn xem ta đã bước vào tận trái tim của đời sống,