hãy còn sống chăng?
Ta đã gặp nhiều nguy hiểm giữa loài người hơn là giữa loài thú. Zarathustra
đang theo những con đường nguy hiểm. Cầu xin những con vật của ta
hướng dẫn ta!”
Khi Zarathustra đã nói như thế xong, hắn nhớ lại những lời của vị thánh già
nua trong khu rừng, hắn thở dài nhủ với lòng mình như vầy:
“Ta còn phải khôn ngoan trí huệ hơn nữa! Ước gì ta giảo hoạt từ tận đáy
lòng, như con rắn của ta.
Nhưng ta đang đòi hỏi điều không thể được: vậy thì ta cầu xin cho lòng
kiêu hãnh luôn đi đôi với trí huệ hiền minh của ta.
Và nếu có một ngày nào trí huệ hiền minh bỏ ta: - Hỡi ôi! Nó thích cất cánh
tuyệt mù - thì ít ra lòng kiêu hãnh cũng tiếp tục tung bay cùng cơn điên của
ta!”
Cuộc hạ san của Zarathustra đã bắt đầu như thế.
Chú thích:
và
“cuộc hạ san” dịch chữ Untergehen, vốn mang ba ý nghĩa khác
nhau mà bản Việt ngữ không chuyển nổi: 1) đi xuống; 2) lặn tắt; 3) bị tàn
hoại hủy diệt, đi xuống dưới thấp. Zarathustra hạ san: Zarathustra đi xuống:
lặn tắt: sa đọa và bị tàn hoại.
“con người là một sự chuyển tiếp và một sự suy tàn” dịch chữ Ũbergang
und Untergang. Tính chất tương phản giữa ũber (bên trên) và unter (bên
dưới) hay được Nietzsche sử dụng, cũng không thể diễn tả trong Việt ngữ.
Ngoài ra chữ unter và Untergang còn được hiểu theo ba nghĩa của chú thích
trang 26.
“con người cuối cùng hay con người hạ đẳng nhất” trong nguyên bản là
dertetzte Mensch: con người mạt hậu, xuất hiện sau cùng khi nhân loại
bước vào hoàng hôn và đêm tối để chờ đón một bình minh mới. Chữ “hạ
đẳng” chỉ tính cách nhố nhăng của mẫu người cuối cùng mà chúng tôi
muốn nhấn mạnh.
“Tự ngôn”: Vorrede, nếu diễn nghĩa ra, sẽ là: “phần đặt trước (vor)