5) Ainsi parlait Zarathustra, bản dịch của Henry Albert, n.x.b Mercure de
France (1967).
6) Ainsi parlait Zarathustra, bản dịch của Maurice Betz, tựa của Henri
Thomas, n.x.b Gallimard (1965).
Nói chung, có thể nhận định về các bản dịch ấy trên hai phương diện: văn
từ, tức là phương tiện chuyên chở của ngôn ngữ dịch và nội dung ẩn mật
mà phương tiện ấy đưa dẫn đến.
Về mặt văn từ, các bản dịch Pháp thường để lộ nhiều sơ hốt so với các bản
Anh ngữ. Chẳng hạn, nơi trang 312-313, bản dịch của Bianquis, ta thấy câu
“so tief der Mensch in das Leben sieht, so tief sieht er auch in das Leiden”
được chuyển thành “quand l’homme plonge son regard dans la vie, c’est
dans la pitié qu’il le plonge” (khi con người nhìn sâu vào đời sống thì con
người càng nhìn sâu vào lòng thương xót), trong khi thực ra câu đó có
nghĩa “càng nhìn sâu vào đời sống, con người càng nhìn sâu thẳm vào trong
thống khổ”. Lý do chắc là vì Bianquis đọc lầm chữ Leiden (sự đau khổ,
thống khổ) trong nguyên bản thành chữ Mitleiden là “lòng thương xót”.
Bản của Betz (trang 182): “l’homme voit au fond de la souffrance aussi
profondément qu’au fond de la vie” cũng không lột tả được nguyên ý, trừ
bản của Albert (trang 146): “l’homme voit au fond de la souffrance, aussi
profondément qu’il voit au fond de la vie”.
Một thí dụ nữa, trong bài Sầu ca, câu nguyên văn tiếng Đức là: “er selber
dũnkt mich õfter gleich einer schõnen Heiligen-Larve” đã được Albert
(trang 274) lẫn Betz (trang 339) dịch là: “il me semble le plus souvent
semblable à une belle larve de saint” (và thường khi ta thấy hắn có vẻ giống
với một con sâu xinh đẹp của bậc thánh nhân) thay vì phải dịch là “... à un
beau masque de saint” (giống như chiếc mặt nạ xinh đẹp của bậc thánh
nhân) để chuyển xuống đoạn dưới (xin đọc lại trang 606 bản Việt ngữ), dẫu
rằng trong Đức ngữ, chữ Larve mang cùng lúc hai ý nghĩa “mặt nạ” và
“con sâu”.