101 TÌNH HUỐNG NHÂN SỰ NAN GIẢI - Trang 119

cả thời điểm nghỉ nữa. Trong trường hợp của chị, hai trong ba lần nghỉ
không diễn ra vào thứ Hai thì cũng vào thứ Sáu, và đó là một vấn đề.

Nếu bất cứ nhân viên nào có đến quá nửa thời gian nghỉ quanh các dịp cuối
tuần và ngày lễ, chúng ta có thể xem đó là vấn đề hệ thống. Trong trường
hợp của chị, hai trong ba lần nghỉ diễn ra quanh dịp cuối tuần, tương đương
với 66%. Đó lại là một vấn đề và được xem xét như một vụ vi phạm riêng
biệt.

Nhưng chị vẫn chưa phải nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào từ phía công ty.
Có thể hai trong ba lần nghỉ vào thứ Hai hoặc thứ Sáu cũng chỉ là sự trùng
hợp ngẫu nhiên. Nhưng tôi vẫn muốn chị trở nên nhạy cảm đối với vấn đề
này. Tóm lại, tôi muốn chị đưa ra giải pháp thỏa đáng. Chị sẽ làm tốt điều
đó chứ? [Vâng.] Tốt. Cám ơn vì đã đến gặp tôi và đồng ý giải quyết vấn đề
này.

Và nhiệm vụ của bạn hoàn thành! Một khi nhân viên nhận thức được và
cam kết giải quyết vấn đề, việc hệ thống hóa sẽ chấm dứt ngay tức khắc.
Tất nhiên, nếu thấy một nhân viên dù bị ốm mà vẫn đi làm vào buổi sáng
thứ Hai để tránh phải có thêm những “cuộc đối thoại” như thế này, bạn có
thể cho họ nghỉ làm nếu họ thực sự không làm việc được. Ít ra thì giờ bạn
đã có giải pháp và cách thức tốt hơn để đối phó với sự khôn lỏi của nhân
viên.

Tình huống 38: Năm công tác

Nhiều công ty sử dụng năm công tác đối với chính sách kiểm soát nghỉ
phép của mình. So với niên lịch, từ 1/1 đến 31/12, năm công tác bắt đầu từ
ngày hôm nay và từ đó lùi về sau. Vì vậy nếu ngày hôm nay là 13/5/2009,
năm công tác sẽ lùi đúng một năm và ngày đó sẽ là 14/5/2008.

Một số nhân viên thường “chơi” hệ thống này. Về thực chất, họ cơ cấu
ngày nghỉ của mình xung quanh năm công tác để khi một ngày nghỉ rơi vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.