anh ta thất nghiệp trong 30 ngày trở lại đây, anh ta có thể đưa vợ của mình
vào chương trình phúc lợi; nếu không anh ta phải đợi cho đến đợt bổ sung
vào tháng 11 để đưa một thành viên trong gia đình vào chương trình phúc
lợi của công ty.]
Đúng thế. Vậy sao chị lại phải xin phép tôi về việc Ted đưa vợ anh ta vào
chương trình phúc lợi, khi biết rằng họ vừa kết hôn và chị chỉ có bản sao
giấy đăng ký kết hôn của họ? [Vâng, tôi muốn kiểm tra lại.]
Được rồi, đó chính là điều chúng ta phải thay đổi. Chị không nhất thiết phải
cần tôi kiểm tra lại những điều cơ bản. Chị có thể cho tôi biết là chị đã
thêm vợ của Ted vào chương trình phúc lợi của công ty vì anh ta vừa mới
kết hôn và đã chuyển cho chị giấy đăng ký kết hôn, nhưng không cần phải
xin phép tôi. Chị có thấy sự khác nhau đó không? [Vâng.]
Tốt. Từ giờ trở đi chúng ta có thêm một quy tắc đối với chị: bất cứ khi nào
cần hỏi tôi, hãy đề xuất hai giải pháp. Suy nghĩ thấu đáo những giải pháp
đó và hỏi tôi lựa chọn. Về bản chất, tôi muốn thay đổi cách nghĩ của chị về
mối quan hệ hàng ngày của chúng ta: Công việc của tôi không phải là đưa
ra câu trả lời cho chị mà là lựa chọn giải pháp. Chị thấy thế nào? [Vâng.]
Tôi mừng vì tin này. Được rồi, giờ chị sẽ đưa ra câu hỏi gì về việc bổ sung
vợ của Ted vào chương trình phúc lợi của chúng ta bằng cách sử dụng
phương thức mới? [Vâng, tôi sẽ hỏi liệu anh thấy việc bổ sung vợ của Ted
vào chương trình phúc lợi của công ty có ổn không?]
Đúng thế. Vậy câu trả lời của chị là gì? [Đó thực sự không phải là một câu
hỏi thích đáng bởi chúng ta đâu có sự lựa chọn nào: Chúng ta phải bổ sung
vợ của Ted vào chương trình phúc lợi bởi đó là sự thay đổi hợp lệ trong
hoàn cảnh 30 ngày sau lễ thành hôn.] Đây là câu trả lời hoàn toàn chính
xác. Và đó là lý do tại sao việc hỏi và đưa ra hai gợi ý trả lời để tôi chọn
lựa là rất thích hợp. Nó sẽ loại bỏ nhiều câu hỏi không cần thiết, và sẽ buộc
chị phải suy nghĩ kỹ về mọi vấn đề một cách độc lập và thấu đáo.