Phải nói rằng đây là một cuộc trao đổi rất thú vị. Chị cảm thấy thế nào?
[Vâng, tôi cũng thấy thế.] Tốt rồi, giờ tôi đang chờ đợi câu hỏi tiếp theo của
chị cũng như hai lựa chọn dành cho tôi. Trước đó chị sẽ thấy rằng, tất cả
câu trả lời cho các câu hỏi sẽ xuất hiện hàng ngày, và đó thực sự là một cảm
giác tuyệt vời.
Các kỹ năng giải quyết vấn đề phải được chỉ bảo – gần như là thúc ép – khi
có cơ hội. Nếu bạn hỏi một trong những cấp dưới của mình, “Anh nghĩ gì
vậy?” và anh ta đáp: “Tôi không biết nữa”, lúc này hãy đưa ra một câu hỏi
định hướng: “Vậy nếu biết thì câu trả lời của anh sẽ là gì?” Câu hỏi có vẻ
ngớ ngẩn, nhưng việc buộc cấp dưới phải suy nghĩ mọi thứ một cách thấu
đáo và giải quyết vấn đề ngay lập tức là một điều tốt. Hơn cả, câu hỏi này
thiết lập lòng tự trọng của họ và sẵn sàng cho họ bước thăng tiến kế tiếp.
Tình huống 44: Cách diễn đạt kém
Kỹ năng viết kém là điều tệ hại và tai họa trong công việc. Thiếu kỹ năng
diễn đạt rõ ràng dẫn đến sai sót, nhầm lẫn và hơn cả, nó hạn chế sự nghiệp
của nhân viên. Vì lẽ đó, nhiều công ty đã bổ sung thêm câu hỏi dành cho
các ứng viên về lý do họ muốn làm việc tại công ty và vị trí đó sẽ giúp ích
như thế nào cho họ xét trên góc độ thăng tiến nghề nghiệp. Bản thân câu
hỏi đã sáng tỏ; tuy nhiên, chủ lao động luôn muốn xem liệu các ứng viên có
thể viết ra câu trả lời không.
Và ở những góc độ nhất định, bạn không thể đơn giản chấm dứt hợp đồng
lao động với một người vì khả năng viết lách kém. Ví dụ ở California, các
công ty có hơn 25 nhân viên phải giúp đỡ một nhân viên thất học và đề
nghị công ty hỗ trợ nhân viên đó tham gia chương trình bổ túc văn hóa, nếu
không sẽ mang đến những khó khăn đối với người chủ lao động. Tuy nhiên,
bạn không thể chấm dứt hợp đồng với một nhân viên tuy thất học nhưng lại
làm việc tốt.