PHẦN III
HÀNH VI VÀ THÁI ĐỘ KHÔNG THÍCH HỢP Ở NƠI LÀM VIỆC
8. HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC
Sự quấy rối là nội hàm rộng của hành vi xâm phạm. Điều tạo nên các hành
vi ứng xử không phù hợp ở nơi làm việc thường gây tranh cãi bởi khó có
thể chứng minh được những mánh lới và lời nói bóng gió, nhưng một điều
rõ ràng là: Khi các vấn đề xâm phạm tình dục lan tỏa khắp nơi làm việc,
chúng ta có thể xác nhận cáo buộc quấy rối tình dục.
Ngoài ra, những cáo buộc về việc quấy rối và phân biệt đối xử, không
giống các trường hợp khác ở nơi làm việc, luôn đòi hỏi các công ty phải
tiến hành điều tra nội bộ. Yêu cầu tối thiểu là các giám đốc sẽ phải can
thiệp và kịp thời giải quyết tình trạng sau khi kết thúc quá trình điều tra kỹ
càng và đưa ra kết luận hợp lý. Trên thực tế, việc không đưa ra được hành
động chính xác và nhanh chóng sau khi tiến hành điều tra, đặc biệt trong
các trường hợp quấy rối liên tục, có thể được xem là bằng chứng cho “ác ý”
của công ty và là nền tảng cho quyết định đòi bồi thường thiệt hại.
Có hai loại cáo buộc quấy rối tình dục: (a) cho và nhận (trao đổi) chiếm
20%; và (b) buộc tội môi trường làm việc thù địch chiếm gần 80% những
cáo buộc ở các phiên tòa trên khắp nước Mỹ.
Ngoài ra, cáo buộc quấy rối tình dục xảy ra khi có đủ hai điều kiện: Thứ
nhất, quấy rối phải (a) mang tính nhục dục hoặc (b) trên cơ sở giới. Thứ
hai, hành vi có thể không theo mong muốn. Mặc dù vậy, ở đây xuất hiện cái
bẫy: nhân viên có thể “tán thành” hành vi mà họ không nhất thiết “mong