Trong cuộc nói chuyện với Sam, hãy hỏi anh ta lý do khiến Christina có
suy nghĩ tiêu cực. Hãy hỏi Sam về điều anh ta muốn cải thiện trong mối
quan hệ với Christina, cũng như điều mà anh ta sẵn lòng thay đổi trong
cách ứng xử để có được thái độ tốt hơn từ phía đồng nghiệp trong tương lai.
Tương tự, sau khi gặp Christina, hãy tìm hiểu ý kiến của cô ấy và chia sẻ
cảm nhận đó với Sam.
Cuộc gặp thứ ba là thời điểm quan trọng để tìm ra giải pháp. Bạn cần hiểu
nhân viên sẽ cảm thấy lo lắng rằng quan hệ giữa họ có thể trở nên căng
thẳng hơn, vì vậy hãy đặt ra những quy định cơ bản sau:
Sam và Christina, tôi có hai quy định cơ bản mà tất cả chúng ta đều phải
tuân thủ trước khi bắt đầu trao đổi.
Quy tắc thứ nhất là hai bạn không nên giữ lại bất cứ suy nghĩ nào. Đây là
cơ hội để các bạn nói rõ tất cả mọi chuyện, và nếu giữ lại điều gì đó, cả hai
sẽ bỏ lỡ cơ hội vàng để chia sẻ suy nghĩ của mình. Hai bạn sẽ không còn cơ
hội nào khác để giải quyết những vấn đề dồn nén cũng như nỗi thất vọng.
Sau buổi gặp hôm nay, tôi vui mừng chào đón cả hai đến công ty như thể
đó là ngày làm việc đầu tiên. Từ thời điểm này, tôi yêu cầu hai bạn phải có
trách nhiệm cải thiện mối quan hệ công việc giữa hai người. Cả hai đã hiểu
chưa? [Vâng].
Thứ hai, mọi điều cần chia sẻ phải được nói sau khi cân nhắc lợi ích của
nhau với tinh thần phê phán mang tính xây dựng. Không được công kích
nhau cũng như không cần thiết phải tự vệ trong buổi gặp này; đây thực sự
là một buổi nói chuyện nhạy cảm mà cả hai bạn cần phải đặt mình vào hoàn
cảnh của mỗi người và lắng nghe suy nghĩ của nhau. Cả hai bạn có đồng ý
với những quy định cơ bản này không? [Vâng].
Một buổi gặp gỡ với các quy định như vậy sẽ giảm bớt cảm giác lo lắng
cũng như tức giận cho những người tham dự. Nó cũng cho bạn cơ hội tiến