Hãy nhớ rằng bạn không được trả lời như thế này: “Vâng, tôi không tiết lộ
vì nhân viên đó yêu cầu tôi giữ bí mật!” Đó thực sự là hồi chuông báo tử
với bạn, và bất kỳ luật sư biện hộ dày dạn kinh nghiệm nào (đại diện cho
công ty của bạn) đều sẽ nhíu mày khi nghe thấy điều đó và cố vấn cho công
ty bạn giải quyết vụ việc bên ngoài phạm vi tòa án. Tóm lại, bạn không có
bất kỳ lời biện hộ thỏa đáng nào và chỉ có thể đưa ra lý do bào chữa thiếu
sức thuyết phục nhất bởi “nhân viên của tôi đề nghị tôi giữ bí mật vấn đề
đó”, nó rõ ràng vi phạm trách nhiệm ủy thác mà công ty giao phó cho bạn,
và mọi người, trừ những người giám sát thiếu kinh nghiệm cũng như chưa
qua thử thách, đều biết việc này. Đây thực sự là một đòn giáng mạnh vào
bạn và công ty đồng thời cũng là điều mà bạn muốn tránh bằng bất cứ giá
nào.
Tương tự, sau khi hứa hẹn giữ bí mật với nhân viên nào đó, bạn thực sự
không muốn tìm đến phòng nhân sự và tiết lộ nhân viên đã kín đáo đe dọa
bạo lực. Tất nhiên, bạn phải tiết lộ thông tin đó vì lo sợ xảy ra bạo lực ở nơi
làm việc cũng như lo lắng cho sự an toàn của người khác. Tuy nhiên, nhân
viên đó sẽ biết bạn là người duy nhất nghe được “lời bình luận” đó (cũng là
lời đe dọa), và nó cũng báo trước những rắc rối xảy ra với bạn trong việc
bảo vệ an toàn và sức khỏe bản thân. Hãy bổ sung vấn đề quan trọng này
vào cẩm nang quản lý doanh nghiệp giúp bạn biết cách phản ứng khi gặp
những tình huống tương tự.
Tình huống 3: Thăng chức cho nhân viên vào vai trò giám sát lần đầu tiên
Có gì khó khăn khi thăng chức cho một nhân viên vào vai trò giám sát lần
đầu tiên? Thực ra, điều này còn phụ thuộc cách nhìn nhận của bạn. Tất
nhiên, thật tuyệt vời khi đề bạt cấp dưới vào vị trí quản lý, nhưng các nhà
quản lý mới cần được quán triệt trước khi bạn chính thức bổ nhiệm họ.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì nếu họ nghĩ đơn giản là họ được thăng chức và
kiếm được nhiều tiền hơn trong khi vẫn làm công việc tương tự như trước
thì họ đã nhầm. Việc bổ nhiệm vào vị trí giám sát đòi hỏi phải có những kỹ