đến với chị cùng lúc, và tôi lấy làm tiếc phải báo cho chị biết chuyện này,
tuy nhiên trước khi tôi trao đổi thêm, tôi muốn biết chị có ổn không? (Tạm
dừng.)
Giả sử cô ấy “bật đèn xanh” để bạn có thể tiếp tục, hãy tiếp tục cuộc đối
thoại như dưới đây (không đề cập tới thực tế cô ấy là người duy nhất bị sa
thải trong bốn thư ký thuộc bộ phận của bạn):
Vì sự tôn trọng đối với những người liên quan, tôi yêu cầu chị nói càng ít
càng tốt trong ngày hôm nay với những nhân viên khác. Chúng tôi muốn tự
nói với các nhân viên trong danh sách tinh giản biên chế do muốn tránh
việc mọi người nghe thấy điều này thông qua tin không chính thức. Thêm
vào đó, tôi biết là một số người thích ra đi lặng lẽ trong khi những người
khác lại muốn chào tạm biệt với các đồng nghiệp thân thiết. Chúng tôi sẽ
tôn trọng bất cứ quyết định nào của chị. Chị nghĩ như thế nào?
Còn nữa, Laura, chị có cần ai giúp đỡ dọn dẹp bàn làm việc của mình
không? Chúng tôi có thể cho chị các hộp đựng, và chị có cần đi nhờ xe về
nhà không, hay chúng tôi có thể giúp đỡ chị điều gì khác? Cuối cùng, tôi
muốn cảm ơn chị vì tất cả những nỗ lực trong công việc và cống hiến của
chị trong hai năm qua và tôi muốn nói rằng tôi lấy làm tiếc vì những gì mà
chị sắp trải qua. Chị đã làm mọi thứ xung quanh đây trở nên tốt đẹp hơn, và
cá nhân tôi sẽ thấy nhớ quãng thời gian làm việc cùng chị. Cảm ơn vì tất cả
những gì chị đã làm cho công ty.
Một khi sự tức giận ban đầu qua đi, nhân viên đó có thể muốn ra đi âm
thầm hoặc chào tạm biệt bạn bè và đồng nghiệp. Nếu nhân viên đó lựa chọn
ra đi lặng lẽ, hãy khuyến khích cô ấy. Các cuộc trò chuyện sau đó sẽ giúp
bạn giải quyết các rắc rối cho cô ấy, nhất là các giải đáp cụ thể cho những
vấn đề mà cô ấy có thể phát triển.
Tuy nhiên, nhân viên đó có thể phản ứng với các câu hỏi và đó cũng là điều
hợp lý trong hoàn cảnh này. Dưới đây là các ví dụ về những câu hỏi như