những từ ngữ như thái độ trong cuộc nói chuyện và thay thế nó bằng những
từ như cách ứng xử hay cư xử, những từ chung chung và khách quan hơn.
Điều thú vị là từ thái độ mang tính chủ quan, kích động và thường làm tăng
mâu thuẫn do nó tạo ra cảm giác tức giận. Vì vậy, bạn cần tránh dùng từ đó
trong cuộc nói chuyện hay văn bản kỷ luật.
Khi bạn cố gắng giải quyết vấn đề về cách giao tiếp với một trong những
nhân viên của mình, hãy vẽ ra một bức tranh tổng quát bằng ngôn từ như
sau:
Lisa, tôi cần chị giúp chuyện này. Tôi cảm thấy chị có vẻ tức giận với tôi
hay với ai đó trong nhóm. Có thể tôi nhận định sai nhưng đó là đánh giá
chân thực về cảm xúc chị thể hiện. Tôi không biết điều gì khiến chị khó
chịu như thế và hãy cho tôi biết nếu tôi có thể giúp chị.
Chị làm tôi cảm thấy khó xử trước mặt các thành viên khác khi nhướn mày,
thở dài và nói: “Được thôi, tôi sẽ làm!” Ngôn ngữ cơ thể của chị cũng đầy
khiêu khích khi chị vênh mặt lên và chống tay vào hông.
Hay chị thấy việc tôi yêu cầu chị phải hoàn thành công việc đúng kế hoạch
là không thích hợp? Tôi có phải theo dõi sát thời hạn hoàn thành dự án của
chị hay chị phải có trách nhiệm thông báo với tôi về tiến độ dự án? Chị cảm
thấy thế nào khi là người quản lý và một trong số nhân viên của chị phản
ứng theo cách đó ngay trước mặt những người khác? Chị cảm thấy thế nào
nếu tôi phản ứng lại đòi hỏi của chị với giọng điệu và hành động như vậy?
Chị có thấy tôi thiếu tôn trọng chị hay tôi phải hạ mình trước chị, nhất là
trước mặt những người khác trong nhóm?
Hãy chú ý đến những điểm nổi bật trong đoạn nói chuyện trên: “Chị làm
tôi cảm thấy…” và “Chị cảm thấy thế nào…” là những cụm từ thường được
sử dụng khiến người khác cảm thấy có lỗi. Cảm giác không đúng hay sai −
nó chỉ là chính nó. Khi kết hợp những cụm từ như vậy với một tuyên bố cởi