Hãy lên kế hoạch tổ chức hai cuộc gặp nhóm: Một với nhóm nhỏ − cuộc
gặp này nên diễn ra trước khi nhân viên đó quay trở lại làm việc; và một
với toàn bộ nhóm, bao gồm cả nhân viên sắp quay trở lại làm việc đó, sau
khi cô ấy quay trở lại văn phòng.
Trong cuộc gặp đầu tiên, mọi người sẽ có cơ hội để cởi mở bày tỏ sự bất
bình hay cảm xúc của họ về sự thiếu công bằng trong một môi trường an
toàn. Tiếp theo, bạn có thể lường trước hành động của nhóm nhân viên sau
khi nhân viên đó trở lại làm việc.
Trước cuộc họp thứ hai (với toàn bộ nhóm), bạn sẽ có cơ hội để chào đón
nhân viên hết hạn nghỉ phép trở lại làm việc một cách riêng tư trong văn
phòng của bạn. Bạn cũng nên nhẹ nhàng chia sẻ sự thất vọng của những
nhân viên khác trong nhóm. Bằng cách đó, bạn có thể chuẩn bị cho nhân
viên đó tái hòa nhập vào môi trường công việc, cho cô ấy biết rằng mặc dù
những đồng nghiệp của cô ấy có thể có đôi chút thất vọng vì việc này,
nhưng tất cả đều ủng hộ cô ấy khi làm mới mối quan hệ công việc của họ
với tư cách là một nhóm.
Bạn cũng có thể lắng nghe tâm sự của cô ấy trong cuộc gặp riêng giữa hai
người, những điều khiến cô ấy day dứt khi tạm nghỉ việc. Việc lắng nghe
tâm tư, tình cảm của nhân viên đó chắc chắn sẽ giúp bạn làm cầu nối giữa
những cảm giác nặng nề tồn tại ở cả hai phía. Đó cũng là điều mà bạn cần
làm trong cuộc gặp nhóm thứ hai. Tương tự, bạn sẽ thông báo cho cô ấy
rằng bạn mong đợi sự linh hoạt và phóng khoáng từ phía cô ấy để khiến các
đồng nghiệp chấp nhận những gì cô ấy làm là không sai và thừa nhận
những ý định tốt khi cô ấy trở lại với môi trường làm việc.
Cuộc gặp đầu tiên của bạn với nhóm nhỏ nhân viên có thể diễn ra như sau:
Mọi người, tôi triệu tập cuộc gặp này để thông báo cho các bạn là Patty sẽ
trở lại làm việc vào thứ Hai tới. Cô ấy sẽ trở lại làm việc mà không có bất
kỳ hạn chế nào, và tôi muốn gặp các bạn trước để trao đổi một số điều: