Ngoài ra, Lucy có thể gợi ý: “Thay vì đặt tất cả những vật này ở khắp góc
làm việc, có thể tôi sẽ đặt chúng ở một chỗ mà tôi có thể dễ dàng nhìn thấy
còn người khác thì không. Có thể là phía bên kia tủ chăng?” Giải pháp thay
thế này là điều cần thiết để mọi người đều vui vẻ và cảm thấy mình được
quan tâm.
Tuy nhiên, bạn giải quyết như thế nào nếu nhân viên vẫn cứng rắn và kiên
quyết trang trí theo ý mình ở góc làm việc? Nếu nhân viên đó tỏ thái độ
thiếu tôn trọng đồng nghiệp của mình, bạn cần chỉ ra sai lầm và giúp họ
nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của nhân viên bị ảnh hưởng:
Lucy, khi người Do Thái hay người theo tôn giáo khác cảm thấy khó chịu,
nó trở thành vấn đề chính đáng ở nơi làm việc. Các nhân viên thường đi
qua góc làm việc của nhau, và nếu một trong số đó cảm thấy có nhu cầu
bày tỏ mối lo ngại với tôi thì tôi phải tôn trọng điều đó. Nếu Sylvia trang trí
buồng làm việc của mình bằng những biểu tượng và bức tranh khiến chị
cảm thấy khó chịu, thì cô ấy có cần phải điều chỉnh lại để làm chị thoải mái
hơn không?
Nếu câu trả lời là, “Tôi không quan tâm đến điều Sylvia nói và cô ta chỉ
nên để ý đến góc làm việc của mình”, đã đến lúc bạn phải điều chỉnh chiến
lược và đề nghị người khác hỗ trợ.
Lucy, rất tiếc khi nghe chị nói như vậy. Tôi sẽ đề nghị phòng nhân sự hỗ trợ
giải quyết vấn đề công bằng cho tất cả mọi người. Tôi sẽ thông báo lại với
chị. Tôi mong chị hãy suy nghĩ kỹ hơn cho đến khi chúng ta trao đổi lại
chuyện này.
Khi gặp phải sự phản kháng ban đầu như vậy, đừng bắt buộc nhân viên phải
bỏ những vật thể mang tính tôn giáo đó đi hoặc dọa sa thải nếu người đó
không tuân thủ. Thay vào đó, để phòng nhân sự hay luật sư về vấn đề lao
động ra quyết định. Tuy nhiên, giả sử bạn nhận được lời khuyên và phải
yêu cầu nhân viên bỏ đồ đó đi để thể hiện sự tôn trọng với đồng nghiệp