công. Hãy áp dụng nó khi tiếp xúc với tất cả mọi điều, mọi người và chị sẽ
thấy mọi thứ mình làm trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
Tôi không có ý lên lớp chị, nhưng hãy để tâm đến điều đó. Tôi luôn rất tin
tưởng vào chị và nhận thấy chị rất có tiềm năng. Hãy xem xét liệu đó là lợi
ích trong sự nghiệp, lợi nhuận và sự thịnh vượng của công ty hay đó là cái
tôi vị kỷ. Chị cho đi bao nhiêu sẽ nhận về bấy nhiêu. Tôi rất vui vì buổi nói
chuyện này. Hãy đến với tôi bất kỳ khi nào chị cần một người giúp đỡ,
được chứ? [Vâng, cám ơn Paul.]
Đôi khi trường hợp như thế này mang đến cho chúng ta cơ hội tạo ra sợi
dây liên kết bền chặt với đồng nghiệp. Những cuộc nói chuyện sẽ giúp bạn
thấu hiểu cấp dưới hơn nhiều, hình thành nên mối quan hệ dựa trên sự tin
tưởng và tôn trọng – bạn động viên nhân viên của mình khi cô ấy cảm thấy
chán nản về bản thân cũng như cuộc sống.
Tình huống 25: Yếu kém trong kinh doanh
Doanh thu luôn là cái đích cuối cùng của bất cứ công ty nào. Tuy nhiên, để
trở thành một nhà kinh doanh tài ba không phải chuyện dễ dàng. Chìa khóa
thành công phụ thuộc vào việc sớm giám sát và bám sát liên tục. Bất cứ khi
nào nhận thấy kết quả sản xuất kinh doanh đang chững lại, bạn cần nhanh
chóng đánh giá và giải quyết tình hình; nếu không, có thể bạn sẽ sớm phải
áp dụng các hình thức kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng.
Giả sử một nhân viên trong công ty nghiên cứu của bạn đang gặp khó khăn
trong việc hoàn thành chỉ tiêu năng suất công việc. Với vai trò giám sát
viên, bạn biết chính hoạt động này là nguyên nhân dẫn đến chỉ số có vấn đề
kia. Nhân viên đó cũng nhận thức được những khó khăn và bắt đầu hoài
nghi về năng lực bản thân, và vì vậy đã đến lúc bạn nên trao đổi với người
đó.
Giải pháp