gì, sẽ khuyến khích họ thừa nhận trách nhiệm về việc làm của mình, còn
trong tình huống chấm dứt hợp đồng lao động, nhân viên sẽ dễ thích nghi
hơn với cuộc sống. Hãy tham khảo một vài ví dụ sau:
Janet, tôi đánh giá cao cố gắng và nỗ lực của chị trong hơn ba tháng qua.
Chị cũng chuẩn bị kết thúc thời gian thử việc, và tôi lấy làm tiếc phải thông
báo với chị rằng chúng tôi không thể nhận chị vào làm. Tôi biết chị đã rất
nỗ lực để cải thiện các vấn đề mà chúng ta đề cập đến, và có lẽ chị cảm
thấy hai bên không thông cảm với nhau. Tuy nhiên, khả năng của chị không
phù hợp với yêu cầu của công ty, do đó tôi e rằng chị sẽ không thể tiếp tục
làm việc từ ngày mai nữa. Công ty sẽ ghi lại trong hồ sơ nhân sự là “chấm
dứt trong thời gian thử việc”, và chị vẫn có cơ hội làm việc cho công ty
trong tương lai. Ngoài ra, công ty sẽ không bảo đảm về vấn đề bảo hiểm
thất nghiệp.
Sam, công ty đang phải tiến hành tái cơ cấu, và sắp phải cắt giảm một số vị
trí. Mặc dù anh không mắc bất cứ lỗi nào, nhưng không may, anh lại nằm
trong số đó, và chúng tôi rất lấy làm tiếc về việc này. Tôi mong công ty có
thể làm khác đi, và chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể để giúp anh
vượt qua giai đoạn khó khăn này. Mong anh thông cảm vì việc như thế này
vẫn thường xảy ra trong sự nghiệp của mọi người, và tôi e rằng vị trí của
anh sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch tái cơ cấu lớn hơn. Trước khi chúng ta
thảo luận kỹ lưỡng hơn về các biện pháp giúp đỡ anh, tôi chỉ muốn bảo
đảm rằng anh vẫn cảm thấy ổn...
Những ví dụ trên không phải là các thông điệp hài hước mà nó đầy cảm
thông và thấu hiểu. Bạn sẽ thấy nhân viên sẵn lòng thỏa hiệp và hợp tác với
bạn bất cứ khi nào bạn đề xuất vấn đề gì ảnh hưởng trực tiếp tới họ – thậm
chí cả trường hợp chấm dứt hợp đồng hay tinh giản biên chế – với thái độ
ân cần và quan tâm.
Trong ví dụ thứ nhất, người nhân viên thử việc chắc chắn sẽ cảm thấy hối
tiếc – “Tôi đã rất nỗ lực và không muốn mất công việc này. Tôi xin lỗi nếu