làm anh thất vọng, và thật ra, tôi cũng thấy thất vọng về bản thân” – nhưng
người đó sẽ không kiện cáo người sử dụng lao động. Sự hối tiếc bắt nguồn
từ cảm giác tội lỗi: “Tôi cũng có lỗi vì đã không thể cải thiện năng lực của
mình nhằm đáp ứng đòi hỏi của công ty.” Và người cảm thấy có lỗi luôn
thừa nhận một phần trách nhiệm.
Trong ví dụ thứ hai, tinh giản biên chế không phải là lỗi của bất kỳ ai. Việc
này thường diễn ra trong cuộc sống, và nhà quản lý thể hiện sự quan tâm ân
cần và sẵn lòng nói: “Tôi rất xin lỗi”. Những từ này vô cùng quan trọng
nhưng lại không thường xuyên được sử dụng. Chúng ta chẳng mất gì khi
nói lời cảm ơn hay xin lỗi, nhưng ít nhà quản lý thường xuyên sử dụng
những từ ngữ tuyệt vời này. Khi nhân viên kiện công ty vì chấm dứt hợp
đồng trái luật, một trong những điều đầu tiên họ thường phàn nàn là:
“Không thể tin được sau tất cả những đóng góp cho công ty, họ ném tôi ra
ngoài đường mà không thèm nói một câu xin lỗi!” Nhu cầu được nghe lời
xin lỗi là đặc trưng của con người, vì vậy đừng cảm thấy ngại ngùng khi
nói lời xin lỗi. Việc làm này mang đầy tính nhân văn và đáp ứng được nhu
cầu quan trọng đó trong cuộc sống.
Trên thực tế, kiện cáo thường là công cụ để trả đũa công ty sử dụng lao
động. Khi nhân viên cảm thấy bị xúc phạm, bị làm bẽ mặt, hay thiếu tôn
trọng vào thời điểm dễ bị tổn thương nhất, họ thường mong trả đũa công ty
cũ. Tất cả chúng ta đều biết đến những vụ việc lộn xộn nơi công sở cũng
như các vụ kiện cáo, nhưng mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu nhân viên
được đối xử công bằng và tôn trọng vào thời điểm họ dễ bị tổn thương
nhất, và giúp họ thích nghi với cuộc sống mới. Hãy nghĩ xem bạn mong
muốn được đối xử như thế nào trong hoàn cảnh đó, và đặt mình vào vị trí
của họ để giải quyết.
Tuy nhiên, đừng để nỗi lo sợ kiện tụng chi phối bạn, bởi đơn giản đó là cái
giá của việc kinh doanh ở Mỹ. Nhưng điều đáng quan tâm là bạn bị kiện
bởi lời nói của mình chứ không phải của họ. Điều đó có nghĩa là bạn nên