Đó có thể là một cách giải quyết mạnh tay, nhưng quan trọng là Lois hiểu
được rằng mình có thể bị chấm dứt hợp đồng lao động vì không thành thạo
các thao tác được giảng giải trong quá trình đào tạo. Nếu không, Lois trở lại
và không thể theo kịp được công việc, cô ấy sẽ cho là công ty thật tắc trách
vì không đào tạo nhân viên đến nơi đến chốn cho vai trò mới này.
Lưu ý đặc biệt
Nếu gửi nhân viên tới buổi đào tạo lần hai, bạn có thể áp dụng kỷ luật dưới
hình thức cảnh cáo bằng văn bản. Việc một nhân viên không làm chủ được
các kỹ năng trong lần đầu tiên cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên trong
trường hợp này, Lois đã phản ứng lại chương trình đào tạo mới, với lập
luận rằng mình không phải chịu trách nhiệm về điều đó và thậm chí còn
không ghi chép lại điều gì. Đó là vấn đề về thái độ làm việc, và bạn hãy
tiến hành cảnh cáo bằng văn bản, đề cập đến việc cần tiến hành đào tạo, ghi
chép đầy đủ và đưa ra các nghi vấn cần thiết.
Tình huống 27: Hành động dẫn đến tổn thất cho chủ sử dụng lao động
Bạn đã bao giờ có một nhân viên phá hoại chưa? Thật bực mình khi nhân
viên hành động thiếu trách nhiệm hoặc không chú tâm và gây hư hại tài sản
của công ty do thiếu suy nghĩ. Mặc dù sự phá hoại lặp đi lặp lại sẽ được xử
lý bằng các hình thức kỷ luật, nhưng lần đầu tiên vụ việc xảy ra, bạn phải
nhanh chóng giải quyết tình huống theo hướng khuyến khích.
Giải pháp
Giả sử một trợ lý kỹ thuật phòng thí nghiệm dược phẩm gặp khó khăn trong
điều hành quy trình máy hấp. Bạn thấy các lọ thủy tinh được lau chùi gần
đây đều bị nứt hết ra và cần bỏ chúng đi. Bạn gặp nhân viên kỹ thuật và tìm
hiểu xem chuyện gì đã xảy ra, cuộc đối thoại có thể diễn ra như sau:
Louis, anh có thể đến đây một lát không? Tất cả các bình thủy tinh này đều
bị nứt ngay ở đoạn giữa. Anh có biết tại sao lại như vậy không? [Không, tôi