tội cho Phạm Ngọc Thảo và cũng yêu mến anh như con nuôi của mình...
Phạm Ngọc Thảo công khai mọi công tác, hành động của mình khi đi
kháng chiến chống Pháp, chỉ trừ việc là đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam. Là người Việt Nam yêu nước, nay trở về với tất cả niềm tự hào đã
góp phần chiến thắng thực dân Pháp, hợp tác với chính quyền mới của Ngô
Đình Diệm thường tuyên bố bài phong đả thực, hoan nghênh những người
kháng chiến cũ cộng tác với chính nghĩa quốc gia...
Phạm Ngọc Thảo không có trách nhiệm báo cáo chuyện gì với ai...
Thảo không phải là một cán bộ tình báo thông thường, cũng không phải là
một điệp báo. Khi có việc cần thiết, Phạm Ngọc Thảo có quyền trao đổi với
một cán bộ nào đó mà anh thấy thực sự tin cậy. Như vậy, Phạm Ngọc Thảo
sẽ không quan hệ với ai là bạn bè kháng chiến cũ, kể cả những người lãnh
đạo, đề phòng đầu hàng... Tuy vậy, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu chưa
tin cậy ngay. Họ còn cần thời gian để thử thách. Mới đầu Phạm Ngọc Thảo
là Tỉnh đoàn trưởng Bảo an Vĩnh Long. Sau đó anh được cử làm thanh tra
Bảo an đoàn, rồi tuyên huấn đảng Cần lao Nhân vị của anh em Ngô Đình
Diệm, Ngô Đình Nhu. Đó chỉ là những chức hữu danh vô thực.
Phạm Ngọc Thảo tự xuất hiện bằng cách viết báo. Cộng tác với tạp chí
Bách khoa, chỉ trong hơn một năm, Phạm Ngọc Thảo đã viết hơn 20 bài
báo trình bày rõ quan điểm của mình là phải yêu nước, thương dân. Anh đã
đề cập đến nhiều vấn đề chiến lược, chiến thuật trong cầm quân và chỉ huy
chiến sĩ. Anh còn phân tích cả chiến sách của Tôn Tử trong sách lược dùng
quân và bình thiên hạ. Những bài viết đầy nhiệt tình cách mạng và tính
nhân văn của Phạm Ngọc Thảo được độc giả và trí thức rất hoan nghênh.
Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Thục đã nghiên cứu kỹ những bài viết của
Phạm Ngọc Thảo: Giọng điệu thì như Cộng sản, nhưng chính nghĩa quốc
gia của họ cũng đâu có thể nào nói lời ngược lại. Cuối cùng, anh em Ngô
Đình Diệm, Ngô Đình Nhu đành khâm phục Phạm Ngọc Thảo là một trí
thức uyên bác. Bởi chung quanh họ chỉ có đám võ biền, thô bạo, tham
nhũng, còn Phạm Ngọc Thảo xuất hiện như một ngôi sao sáng chói. Ngô