“Trong xã hội, chẳng có người nào nói nhiều nếu họ biết mình thường
xuyên hiểu nhầm người khác.”
- Johann Wolfgang Von Goethe
Bạn càng cố gắng để hiểu ý tưởng, cảm giác và mong muốn của người khác
bao nhiêu thì người khác càng muốn hiểu và đánh giá cao về những ý
tưởng, cảm giác và mong muốn của bạn bấy nhiêu. Có một cách dễ dàng
hơn, đó là đảm bảo rằng tất cả những người tham gia đối thoại đều trong
một nhóm và cùng hướng tới những mục đích giống nhau. Khi làm việc và
sống chung với người khác, bạn càng cần phải thường xuyên Đối thoại. Nói
cách khác, bạn càng ít tỏ ra quan tâm đến quan điểm của người khác thì
chắc chắn họ cũng không quan tâm chia sẻ những mối bận tâm của bạn.
Khi trở thành người Đối thoại tốt hơn, bạn được nhiều hơn, ít lo lắng và
căng thẳng hơn. Bạn được nhiều người kính trọng hơn, có sức ảnh hưởng
tới người khác, tâm trí thanh thản và cảm thấy thoải mái ứng phó với những
bất đồng mâu thuẫn. Bạn tạo ra nhiều mối giao thiệp hơn với người khác và
tạo dựng được cuộc sống lành mạnh hơn cho chính mình.
Được kính trọng hơn. Giao tiếp hàng ngày phần lớn dựa trên sự bắt chước
(ví dụ như tôi cao giọng thì anh cũng cao giọng; tôi cười, anh cũng cười).
Điều này làm người ta thấy thoải mái hơn. Khi bạn tỏ thái độ thân ái và
kính trọng hơn với người đối thoại với mình, như thế là bạn đã tác động
đến họ để họ cũng có thái độ tương tự với mình.
Có sức ảnh hưởng lớn hơn tới người khác. Khi bạn chân thành và chú tâm,
bạn chắc chắn thu hút người khác và đạt được sự đồng tâm nhất trí với mọi
người. Bạn cũng chắc chắn hiểu mình muốn gì để sau này không phải hối
tiếc.
Thoải mái hơn khi đối diện với bất đồng, mâu thuẫn. Mọi người đều có
những tài năng khác nhau nên họ sẽ đạt được nhiều thành quả nếu biết cộng