bạn tưởng tượng ra cách mình có thể kiểm soát tình hình tồi tệ nhất thì chắc
chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Và điều hay nhất là tất cả những
nỗi sợ hãi nhất của bạn thường không xảy ra.
Tìm hiểu khán giả nhiều hơn. Bạn càng hiểu khán giả, ban tổ chức, địa
điểm mình diễn thuyết thì bạn càng ít sợ hãi. Bạn sẽ nói cho ai nghe? Họ
muốn học điều gì từ bạn? Căn phòng rộng hay chật? Bạn có đứng trên sân
khấu hay không? Ở đó có bục phát biểu không? Bạn có sử dụng micro
không? Bạn hãy chắc mình có thể trả lời tất cả những câu hỏi này. Trước
đó, hãy đến thăm nơi bạn chuẩn bị diễn thuyết nếu có thể và hãy cùng ban
tổ chức kiểm tra lại để đảm bảo họ thực sự hiểu chủ đề bạn sẽ trình bày.
Nếu bạn trình bày về các kĩ năng kinh doanh, bài thuyết trình của bạn sẽ
khác nhau với những đối tượng khác nhau.
Tưởng tượng. Hãy dành nhiều thời gian tưởng tượng ra cảnh mình trình
bày một bài thuyết trình hoàn hảo. Hãy tưởng tượng bản thân mình khi thể
hiện sự tự tin và thân thiện, trả lời các câu hỏi một cách thông minh và giao
tiếp với khán giả. Hãy tưởng tượng ra cảnh bạn phản ứng với khán giả tích
cực. Bạn càng tưởng tượng ra kết quả thành công thì bạn càng cảm thấy
thoải mái. Khi bạn thuyết trình thực sự, bạn sẽ có cảm giác như mình đã
trình bày rồi.
Tập trung vào khán giả. Khi bạn lo lắng, cách tốt nhất để bình tĩnh là tập
trung vào mục tiêu nào đó. Hãy hướng sự chú ý của mình đi chỗ khác và
không chú ý đến bản thân mình nữa. Hãy tập trung xem khán giả cần gì ở
mình và cố gắng đáp ứng yêu cầu của họ.
Tạo không khí vui vẻ. Khi nỗi sợ lấn át bạn, hãy nghĩ đến những điều vui
vẻ. Lập một danh sách những khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong đời bạn.
Danh sách ấy có thể gồm những thành công trong kinh doanh cũng như
những khoảnh khắc vui vẻ riêng tư trong đời. Mỗi khi nỗi sợ hãi nói trước
đám đông lấn át bạn, hãy xem lại danh sách này. Bạn có thể gọi cho một
người bạn nói dăm ba câu chuyện hay nghe nhạc để bình tĩnh lại, xem một