vở kịch hoặc một bộ phim yêu thích hay thực hiện một thói quen tích cực.
Nụ cười giúp thư giãn cả tinh thần và thể chất. Có những sở thích có thể
giúp bạn bình tĩnh lại trước khi thuyết trình, ví dụ như làm vườn, chế tạo
mô hình máy bay, vẽ hoặc hát.
Im lặng trong chốc lát. Đừng để sự lơ đễnh lấn át bạn. Nếu bạn phạm phải
lỗi nào đó, hãy nói vài câu tự phê bình hay pha trò đôi chút, sau đó bỏ qua
luôn. Nếu bạn cứ chăm chăm chú ý đến lỗi ấy thì từ lúc đó đến khi kết thúc
bài diễn văn, bạn sẽ luôn cảm thấy lo lắng. Hãy giữ điều đó trong lòng thôi,
khán giả không hề biết bài diễn văn của bạn thế nào đâu. Họ không thể biết
bạn đã nhầm một dòng nào đó trong bài hay quên thông tin nào đó đâu. Các
diễn giả đã chuẩn bị kĩ càng cũng hiểu rõ dù biết mình mắc lỗi ở chỗ nào
thì khán giả cũng không thể biết được điều đó. Nếu bạn thấy một vị khán
giả nào đó thầm thì hay ngáp thì cũng đừng bực mình. Đừng bao giờ cho
rằng mình có thể đọc được phản ứng của khán giả. Đôi khi bạn sẽ thấy vị
khán giả có vẻ tập trung vào bài diễn thuyết của mình nhất lại là người bỏ
về ngay sau đó, trong khi những người trông có vẻ chẳng thích bạn chút
nào sau đó lại cho bạn biết họ hứng thú với bạn ra sao.
Hãy trò chuyện với mọi người trước khi bắt đầu diễn thuyết. Hãy đến sớm
nếu có thể và nói chuyện với càng nhiều người càng tốt. Nếu bạn trò
chuyện thân thiện với một số người, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và bạn
sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp lúc ban đầu. Bạn có thể thu lượm được thông
tin chi tiết hoặc riêng tư để đưa vào bài diễn thuyết và bạn sẽ chiếm được
cảm tình của khán giả. Hãy tươi cười với mọi người ngay cả khi bạn không
cảm thấy muốn mỉm cười. Cuối cùng, nụ cười của bạn sẽ tự nhiên vì người
khác cũng cười với bạn và nỗi sợ nói trước đám đông của bạn cũng tan
biến.
Quan tâm đến cơ thể mình
Thậm chí nếu bạn kiểm soát được nỗi sợ của mình rồi thì có thể bạn vẫn
cảm thấy cơ thể mình bị căng cơ, miệng khô và/hoặc hoa mắt. Bạn sẽ cảm