khăn thì chắc chắn nó sẽ như thế. Nếu bạn tin dù kết quả thế nào thì vẫn có
những điều tích cực trong đàm phán, chắc chắn sẽ như thế. Hãy kiểm
nghiệm dự đoán của bạn và thay đổi thái độ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Hãy cân nhắc về người đối thoại với bạn. Bạn nghĩ người đối thoại của
mình nhận thức vấn đề ra sao? Họ lo lắng, nghi ngờ và sợ hãi điều gì? Họ
sẽ đưa ra giải pháp nào để giải quyết vấn đề?
Dưới đây là một số gợi ý để mở đầu cho những cuộc thảo luận khó khăn:
¾ “Có điều này tôi muốn nói với anh, đó là tôi hi vọng chúng ta sẽ
hợp tác tốt hơn.”
¾ “Tôi muốn thảo luận với anh về…, nhưng trước tiên tôi muốn nghe
suy nghĩ của anh đã.”
¾ “Anh có thời gian trò chuyện không? Tôi cần anh giúp đỡ trong
chuyện vừa mới xảy ra.”
¾ “Tôi muốn bàn với anh về… Chúng ta có thể có những ý kiến khác
nhau về cách tốt nhất để…”
¾ “Tôi muốn đi đến thống nhất về… Tôi thực sự muốn nghe ý kiến
của anh về vấn đề này đồng thời cũng muốn chia sẻ ý kiến của tôi.”
Đối thoại với đồng nghiệp
Giao tiếp tốt nơi công sở là một cuộc đối thoại có tính cộng tác giữa hai hay
nhiều người. Nói cách khác, nếu có tình trạng không hiểu ý khi giao tiếp
đồng nghĩa với việc cả hai đều thất bại. Hãy tập trung vào cách bạn đối
thoại để giải quyết vấn đề hơn là làm tình hình xấu đi bằng cách “chỉ tay
năm ngón”.
Nếu bạn cần thảo luận một vấn đề với một đồng nghiệp thì hãy yêu cầu nói
chuyện với người đó khi cả hai đều bình tĩnh. Khi bạn thảo luận đến rắc rối
nào đó, hãy lựa chọn từ ngữ thật cẩn thận để đảm bảo truyền đạt thông tin
rõ ràng và giảm bớt những chi tiết rườm rà không cần thiết. Đây chính là