Chương 4: Im lặng là công cụ giao
tiếp hiệu quả
Trong đàm phán, tại sao im lặng là vàng?
Một diễn giả được giới thiệu và ông ta tiến về phía sân khấu. Tràng vỗ tay
kết thúc nhưng ông ta vẫn chưa nói gì. Ông ta đứng im lặng, đưa mắt nhìn
mọi người trong khán phòng. Lúc này, mọi sự chú ý đổ dồn vào ông ta vì
mọi người đang đoán lời nói đầu tiên của ông là gì. Đây chính là sức mạnh
của sự im lặng.
Tận dụng khoảng lặng này, người diễn giả đã truyền được sức mạnh và sự
tự tin của mình đến mọi người. Ông ta đã điều khiển cả khán phòng. Nhưng
đó mới chỉ là một lợi thế của im lặng trong thuyết trình mà thôi. Im lặng có
thể coi đó là công cụ cực kì hiệu quả trong tất cả các loại giao tiếp.
Vấn đề ở chỗ là hầu hết chúng ta đều cảm thấy lúng túng khi cuộc đối thoại
rơi vào im lặng. Bạn phản ứng thế nào khi điều này xảy ra? Bạn có cố gắng
xóa tan sự im lặng bằng cách nói bất cứ điều gì nảy ra trong đầu hay
không? Bạn có ngọ nguậy trên ghế, hi vọng người khác sẽ nói điều gì đó…
bất cứ điều gì hay không?
Tìm hiểu chính xác mình cảm thấy thế nào khi phải đối mặt với im lặng là
một điều hữu ích. Bạn hãy yêu cầu ai đó cùng giữ im lặng với mình trong
khoảng 20 giây. Điều này như kéo dài bất tận? Bạn có thể giữ bình tĩnh để
không nhảy lên nói điều gì đó để phá tan sự im lặng hay không?
Việc tập cách đối phó với sự im lặng có thể hữu ích đấy, nhất là khi bạn
thấy mình đang suy nghĩ vẩn vơ, mất tập trung. Hãy rèn luyện cho đến khi
bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái với sự im lặng trong 40 giây. Đối với hầu