mỉm cười.
Trong quá trình bán hàng, hãy để khách hàng chia sẻ nhiều hơn,
giúp bạn có thể nhận biết suy nghĩ và mối quan tâm của người mua.
Lần đầu gặp gỡ cần biết khách hàng nghĩ gì, thích gì và dẫn dắt họ bộc
lộ nhiều hơn. Họ nói càng nhiều, bạn càng có cơ hội hiểu về họ, điều
này có tác dụng tích cực với giao dịch cuối cùng. Ngoài ra, cũng nhờ
đó, bạn biết được vấn đề để chuyển hướng sang việc nên nhấn mạnh
vào ưu điểm của sản phẩm, củng cố thêm quyết định mua hàng của
khách.
Muốn lắng nghe khách hàng thì nhân viên bán hàng cần chú ý:
1. Khi lắng nghe cần toàn lực suy xét, cân nhắc ý nghĩa lời nói.
2. Cần nhẫn nại lắng nghe. Bởi nó là biểu hiện tốt nhất của lòng
tôn trọng, nó rất hữu ích đối với việc gắn kết mối quan hệ giữa hai
bên. Hãy đứng trên góc độ của họ để nhìn nhận mọi việc, đừng vội
vàng tranh luận mà cố gắng hiểu tường tận ý đồ của đối phương; tiếp
nhận ý kiến và quan tâm đến khách hàng; nhiệt tình giúp họ tìm ra
con đường đúng đắn.
3. Không chỉ chăm chú lắng nghe mà còn phải đưa ra phản hồi.
Bạn có thể thay đổi biểu cảm của mình dựa trên những thay đổi của
đối phương; những lời tán thưởng hay khẳng định đơn giản đúng lúc.
Có như vậy, khách hàng mới cảm nhận được việc bạn tôn trọng họ, từ
đó sẵn lòng bày tỏ quan điểm của bản thân.
4. Làm rõ ý định khách hàng. Nhân viên bán hàng ngoài việc lắng
nghe, đưa ra phản hồi cũng cần phải làm rõ quan điểm của bản thân.
Tuy nhiên, nhất định các nhân viên bán hàng phải biết cách khống
chế cảm xúc của mình, tránh thể hiện cái tôi thái quá.
Kinh nghiệm thực tế
Nhân viên bán hàng là người cần khả năng nói cũng như nghe
xuất sắc. Người nghe tốt sẽ có thái độ cẩn trọng và tôn trọng người
khác. Và đương nhiên, việc nắm bắt tâm lý của họ cũng là một quá
trình vô cùng phức tạp. Nhưng cho dù phức tạp đến đâu, nhân viên
bán hàng cũng cần phải trau dồi cho mình khả năng nắm bắt tâm lý
của khách hàng để kích thích nhu cầu mua bán của họ.
112